NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔNXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN Icon_minitimeTue Feb 21, 2012 8:08 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN 2 NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN Th_23 NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN

NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN
NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN


Chấm dứt hôn nhân là một kinh nghiệm thật khó khăn, và ly dị là một trong những thảm kịch của đời sống. Nhiều hôn nhân đã kết thúc qua việc ly dị dù người ta đều có ý ngay lành là muốn gầy dựng một gia đình. Giáo Hội Công Giáo cảm thông với sự đau khổ và căng thẳng do hôn nhân đổ vỡ đã gây ra cho tất cả những ai liên hệ. Vai trò căn bản của Văn Phòng Tòa Án Giáo Phận Galveston-Houston là để giúp đỡ quý vị thỉnh nguyện xin tiêu hôn. Không may, đã có nhiều sự hiểu lầm về vấn đề tiêu hôn trong Giáo Hội Công Giáo. Tài liệu này sẽ trả lời những vấn nạn thông thường về tiêu hôn.

1. Tiêu Hôn là gì?

Để trả lời câu hỏi này, ta phải hiểu hôn nhân như thế nào trong cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội hiểu rằng hôn nhân là một “giao ước hôn phối, mà qua đó người nam và người nữ cùng nhau tạo nên một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống, mà tự bản tính giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn cũng như việc sinh sản và giáo dục con cái” (Giáo Luật 1055, §1). Mỗi người phải hứa trung tín vĩnh viễn trong suốt cuộc đời, cho đến khi một trong hai người người phối ngẫu qua đời (Giáo Luật 1056).

Hôn nhân là một bí tích hoặc không phải là bí tích. Là một bí tích khi cả hai đã được rửa tội theo nghi thức Công Giáo hay theo nghi thức của các giáo phái Kitô hữu khác. Mọi hôn nhân (của người Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo, không phải Kitô Giáo, không có đức tin), dù là bí tích hay không, đều được phỏng định là thành sự. Sự thiện ích của những thành phần có liên hệ (vợ/chồng, con cái, các thành viên gia đình, xã hội, Giáo Hội) đòi buộc việc phỏng định thành sự này. Giáo Hội Công Giáo vẫn trung thành với lời giảng dạy của Đức Giêsu Kitô về hôn nhân, ly dị và tái hôn (Mk. 10:2-12; Lk 16:18; Mt. 5:31-32, Mt. 19:3-11; 1 Cor. 7:10-11, 39; Rom. 7:2-3). Để biết rõ hơn giáo huấn về hôn nhân, xin tham khảo Giáo Lý Công Giáo, số 1601-1666.

Mọi hôn nhân, ngay từ lúc ban đầu, được phỏng định là thành sự. Do đó, giây liên kết hôn nhân bị ràng buộc cho tới khi một trong hai người phối ngẫu qua đời (1 Cor. 7:39; Rom. 7:2-3). Với tất cả mọi suy đoán, sự trái ngược với việc thành sự cũng có thể được đặt ra. Nếu khi có bằng cớ đầy đủ cho thấy hôn nhân đó không thành sự, thì sự phỏng định lúc đầu về việc thành sự của hôn nhân đã không có. Giá trị của lời thề hứa giữa hai người phối ngẫu trao cho nhau trong hôn lễ là một điều hết sức quan trọng. Nếu một người không hiểu trọn vẹn đặc tính của hôn nhân trước khi thề hứa, hoặc không có sự tự do thề hứa, hay không có ý định coi đó là một hôn nhân như Giáo Hội hiểu (nghĩa là: về tính cách vĩnh viễn, sự trung tín, sẵn sàng đón nhận con cái, v.v) hoặc không có khả năng để chu toàn bổn phận và quyền lợi trong hôn nhân, thì người ấy đã bước vào một tương giao mà thiếu một (hoặc nhiều) yếu tố thiết yếu của hôn nhân như Giáo Hội Công Giáo hiểu. Do đó khi một hôn nhân không phản ảnh được sự hiểu biết này, nó được coi là “bất thành” hoặc “vô hiệu.” Qua một tiến trình tiêu hôn, khi có thể chứng minh được là cuộc hôn nhân nào đó không thành sự, và rồi Giáo Hội có thể ban hành một “công bố về tính cách vô hiệu của hôn nhân,” việc công bố này nói lên sự phỏng định thành sự lúc ban đầu của hôn nhân đã không đúng. Giáo Hội không tuyên bố một thực tại mới, mà chỉ nói lên một thực tại mà nó đã thực sự hiện hữu lúc ban đầu. Nếu có điều gì được coi là “mới mẻ” thì đó là sự phỏng định thành sự ngay từ lúc ban đầu bây giờ được tuyên bố là không đúng.

2. Tôi chỉ nghe về từ ngữ “tiêu hôn” (annulment). Sao bây giờ chúng ta lại dùng mệnh đề “một công bố về tính cách vô hiệu” (a declaration of nullity)?

Từ ngữ “tiêu hôn” thường được hầu hết mọi người dùng đến. Nên biết rằng định nghĩa tiêu hôn của Giáo Hội Công Giáo rất khác biệt với định nghĩa trong tự điển phổ thông. Người ta thường hiểu ý nghĩa của sự tiêu hôn với nhiều ý nghĩa mà nó ám chỉ Giáo Hội đang tiến hành điều gì đó trong hôn nhân của quý vị. Điều này không đúng. Thay vào đó, Giáo Hội chỉ ban hành một công bố về hôn nhân. Nếu sự tiêu hôn được ban hành, có nghĩa là Giáo Hội tuyên bố rằng hôn nhân ấy đã thiếu một (hoặc nhiều) yếu tố căn bản ngay từ lúc ban đầu khiến hôn nhân ấy không thành sự. Thay vì dùng từ ngữ “tiêu hôn,” mệnh đề thích hợp trong giáo huấn của Giáo Hội là: “một công bố về tính cách vô hiệu,” nghĩa là một công bố có ý nói rằng một hôn nhân bất thành nên không có sự ràng buộc cho tới khi một trong hai người phối ngẫu qua đời, như trong trường hợp một hôn nhân thành sự.

3. Bản công bố về vô hiệu hóa “có xoá bỏ mọi quá khứ của đời sống hôn nhân như nó chưa bao giờ hiện hữu” không?

KHÔNG. Đây lại là một lý do nữa mà tại sao chúng ta nên dùng mệnh đề “công bố về tính cách vô hiệu” thay vì “tiêu hôn”. Sự tương giao thực sự có hiện hữu trong một thời gian, và tương giao đó được công nhận bởi dân luật. Con cái có thể phát sinh từ tương giao đó. Không thể hồ nghi là đã có những khía cạnh tốt đẹp bởi tương giao đó. Nhưng nếu một công bố về tính cách vô hiệu được đưa ra, nó nói lên rằng tương giao vợ chồng ấy thiếu một hay nhiều yếu tố mà Giáo Hội Công Giáo coi như then chốt để hình thành một hôn nhân thành sự, có tính cách rằng buộc cho đến khi một trong hai người phối ngẫu qua đời. Giáo Hội không công bố điều then chốt gì được coi là mới mẻ hay cũng không đặt ra một vấn đề gì đối với hôn nhân. Đúng hơn, đó là một công bố về thực tại của tương giao vợ chồng. Dù tương giao đó tương tự như một hôn nhân, nhưng thiếu (các) yếu tố khiến nó không trở thành một hôn nhân thành sự và không có tính cách ràng buộc cho đến khi một trong hai người phối ngẫu qua đời.

4. Giáo Luật là gì? Tại sao Giáo Hội Công Giáo phải có quá nhiều luật? Một toà án tôn giáo là gì?

Bất cứ tổ chức nào trong xã hội đều có luật lệ và quy tắc của nó vì sự hữu hiệu của trật tự và sinh hoạt của tổ chức ấy. Giáo Hội Công Giáo cũng có các điều luật và quy tắc được gọi là Giáo Luật (Luật của Giáo Hội). Một số điều luật phát xuất từ Thiên Chúa, một số khác do con người đặt ra. Qua dòng thời gian, Giáo Hội thấy cần phải thiết lập các quy luật chung để mọi thành phần của Giáo Hội được đối xử cách đồng đều và công bằng, với quyền lợi của mọi người được bảo vệ. Bộ Giáo Luật không phải chỉ là một số luật lệ và quy tắc. Nó là “cuốn quy luật” của Giáo Hội, đã được viết thành văn được gọi là “giáo luật,” sách ấy bao gồm các thừa tác vụ và giáo huấn của Giáo Hội, các định nghĩa, các đề nghị cho những sự việc phải được diễn tiến như thế nào, và đúng vậy, cuốn quy luật này bao gồm các luật lệ và quy tắc.

Văn phòng tòa án là văn phòng pháp lý của giáo phận, như Giáo Luật đòi buộc. Chức năng chính của tòa án là duyệt xem các đơn thỉnh nguyện được đệ trình, để xin Giáo Hội công bố về tính cách vô hiệu của hôn nhân. Trong mọi tổ chức dân sự cũng như tôn giáo, người ta có thói quen đưa vấn đề tranh chấp lên giới thẩm quyền trong cộng đồng để tìm ra một giải pháp. Thói quen này đã có ghi lại trong Kinh Thánh (XH. 18:13-26; Mt. 18:15-18; CVTĐ 15:5-6), và đó là một thực hành mà Giáo Hội tiếp tục duy trì. Nếu có vấn nạn liên quan đến hôn nhân có thành sự và bị ràng buộc cho tới khi một trong hai người phối ngẫu qua đời hay không, thì vấn nạn đó được đưa ra trước cộng đồng Giáo Hội qua một văn phòng tòa án của Giáo Hội. Tiến trình này của Giáo Hội bao gồm việc điều tra các dữ kiện có liên quan đến hôn nhân ấy và Giáo Hội có thể đưa ra bản công bố về vô hiệu.

Tiến trình xin công bố vô hiệu của các tòa án trong Giáo Hội Công Giáo đều có những phương thức giống nhau, vì bất cứ tòa án nào cũng đòi buộc phải tuân theo Giáo Luật. Tuy nhiên, mỗi tòa án có những cách thức riêng để ứng dụng những phương thức đó. Mỗi tòa án đều có những câu hỏi, thể thức và đòi hỏi riêng để đáp ứng với nhu cầu và sắc thái của mỗi địa phương.

Tòa án được điều hành bởi các luật sư giáo luật (giáo sĩ hoặc giáo dân có bằng cấp về Giáo Luật) và một ban quản trị có kinh nghiệm. Giám đốc của tòa án được gọi là vị Đại Diện Tư Pháp hay Officialis. Những người có thẩm quyền quyết định sau cùng là các luật sư giáo luật. Mỗi quyết định được biểu quyết bởi một ban hội thẩm gồm ba luật sư giáo luật, trong trường hợp thiếu luật sư giáo luật và vì tính cách cần thiết mục vụ, một quyết định có thể được biểu quyết bởi một luật sư giáo luật.

5. Tôi đã ly dị. Tại sao Giáo Hội Công Giáo không công nhận điều này?

Một ly dị dân sự là một thực tại dân sự. Mặc dù ly dị dân sự cho phép quý vị được kết hôn trong lãnh vực dân sự, nhưng nó không cho quý vị một quyền tương đương trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo vẫn trung thành với lời giảng dạy của Đức Giêsu Kitô về hôn nhân, ly dị và tái hôn. (Mk. 10:2-12; Lk 16:18; Mt. 5:31-32, Mt. 19:3-11; 1 Cor. 7:10-11, 39; Rom. 7:2-3). Chính Đức Giêsu chưa bao giờ cho phép bất cứ ai được tái hôn sau khi ly dị, một khi người phối ngẫu trước vẫn còn sống (theo Giáo Lý Công Giáo số 1650).

6. Giáo Hội Công Giáo lấy quyền gì để quyết định rằng tôi có thể hay không thể ly dị và/hoặc tái hôn?

Hôn nhân không chỉ là một tương giao riêng biệt giữa hai người phối ngẫu, nhưng là một tương giao cá biệt được hình thành trong một xã hội. Vì là một thực tại của xã hội, hôn nhân cũng là một thực tại của Giáo Hội. Khi hôn nhân đổ vỡ, Giáo Hội Công Giáo rất lưu tâm đến ảnh hưởng của nó đối với đôi vợ chồng, con cái của họ (nếu có) và các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân Chúa trong xã hội và sự bền vững của chính thể chế hôn nhân. Vấn đề không phải là người ta không thể ly dị, nhưng đúng hơn, họ không được ly dị VÀ tái hôn trong khi người phối ngẫu trước vẫn còn sống (Rom. 7:2-3). Giáo Hội Công Giáo vẫn trung thành với sự giảng dạy của Đức Kitô, và Giáo Hội không có thẩm quyền cho phép tái hôn sau khi ly dị nếu người phối ngẫu trước vẫn còn sống (theo sö Giáo Lý Công Giáo số 1650).

7. Sự công bố vô hiệu của Giáo Hội có giống như một “ly dị Công Giáo” không?

KHÔNG. Ly dị là một thực tại luật pháp dân sự. Ly dị là hủy bỏ một hôn nhân có giá trị dân sự. Không một quyền năng con người nào có thể hủy bỏ một hôn nhân thành sự, hoàn hợp và là một bí tích (Mc. 10:9; theo Giáo Lý Công Giáo, số 1614, 1640). Nên nhớ rằng, sự công bố vô hiệu hóa xác định rằng tương giao vợ chồng thiếu một hay nhiều yếu tố mà Giáo Hội Công Giáo coi là thiết yếu để hình thành một kết hợp thành sự, có tính cách ràng buộc cho tới khi một trong hai người phối ngẫu qua đời. Nói cách khác, việc kết hợp thành sự và có tính cách ràng buộc đã không có vào lúc cử hành hôn lễ, như cộng đồng phỏng định là đã có.

8. Tôi đã được tiêu hôn theo luật dân sự hay tiêu hôn bởi một giáo hội không phải là Công Giáo. Tôi có vẫn phải nộp đơn thỉnh nguyện, nếu tôi muốn kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo hay không?

CÓ. Quý vị vẫn phải nộp đơn thỉnh nguyện. Không sự vô hiệu hóa nào kể trên có giá trị ràng buộc đối với Giáo Hội Công Giáo.

9. Một công bố vô hiệu của Giáo Hội Công Giáo có ảnh hưởng gì đến luật dân sự hay không?

KHÔNG. Ở quốc gia Hoa Kỳ, tiến trình này là cho các mục đích tinh thần và tôn giáo mà thôi, nó không ảnh hưởng gì đến luật dân sự. Tiến trình này chỉ liên quan đến sự cai quản nội bộ của Giáo Hội Công Giáo. Nó không ảnh hưởng gì đến những quyết định của dân luật trong bản án ly dị, như là việc phân chia tài sản, tính cách hợp pháp của con cái, vấn đề cấp dưỡng con cái, vấn đề giám hộ và quyền thăm viếng con cái, v.v.

10. Một công bố vô hiệu có thể làm con cái của tôi trở thành bất hợp pháp hay không?

KHÔNG. Bất cứ người con nào được sinh ra trong hôn nhân này thì vẫn duy trì tính cách: hợp pháp và quyền lợi của con cái trong hôn nhân ấy. Giáo Luật xác nhận thực tại này (Giáo Luật 1137-1138). Người ta phải luôn luôn nhớ rằng con cái là một phần trong sự sáng tạo của Thiên Chúa và do đó chúng là quà tặng từ Thiên Chúa. Ngôn từ “hợp pháp” ở đây muốn ám chỉ đến sự quan hệ cha con của đứa trẻ. Dân luật và Giáo Luật cho rằng người chồng kết hôn với người vợ để sinh con cái, thì ông ta chính thức là cha của đứa trẻ. Không ai và cũng không có bất cứ công bố vô hiệu nào có thể làm mất đi sự quan hệ cha con của đứa trẻ.

11. Nhưng không phải là Đức Giêsu cho phép tái hôn hay sao, nếu một người phạm tội ngoại tình trong hôn nhân trước (Mt. 5:32; 19:9)?

Không trung tín là một tội, một thất bại trong việc sống lời hứa trung tín (XH. 20:14) Ngoại tình tự nó không thể làm nguyên cớ cho việc tiêu hôn. Kiểu cách không trung tín có thể làm nguyên cớ cho cuộc hôn nhân không thành nếu một người phối ngẫu bước vào “hôn nhân” với ý định không trung tín (nghĩa là, không chấp nhận tính cách đơn nhất của hôn nhân). Có sự khác biệt giữa một người có ý định không trung tín và một người có ý định trung tín trong hôn nhân nhưng lỗi phạm sự trung tín ấy.

Mặc dù một số bản dịch Thánh Kinh đã dùng từ ngữ “ngoại tình” như một mệnh đề ngoại lệ trong Phúc Âm Thánh Mátthêu, không may, bản dịch này không phản ảnh đúng với nguyên ngữ Hy Lạp “porneia.” Đức Giêsu muốn nói về sự vĩnh viễn của hôn nhân cho đến khi một trong hai người phối ngẫu qua đời. Thật trái ngược nếu cho rằng Đức Giêsu vừa nói về tính cách vĩnh viễn vừa cho phép một ngoại lệ như thế. Nếu như vậy, bất cứ người phối ngẫu nào muốn ly dị và tái hôn thì chỉ cần phạm tội ngoại tình (XH. 20:14). Cách dịch chính xác hơn với nguyên ngữ Hy Lạp là “các kết hợp trái phép.” Phúc Âm Thánh Mátthêu là phúc âm duy nhất đề cập đến ngoại lệ này. Bởi vì trong cộng đoàn Thánh Mátthêu, có những người muốn trở lại Kitô Giáo, mà họ đã “kết hôn” với họ hàng ruột thịt (1 Cor. 5:1). Những “hôn nhân” này được coi là “các kết hợp trái phép,” không thành sự theo luật Do Thái (Lêvi 18). Người nào ở trong “kết hợp trái phép” như vậy thì được tháo gỡ khỏi tương giao ấy, để trở lại Kitô Giáo và được phép kết hôn với một người khác. Người ta tưởng đó là “ngoại lệ” nhưng không phải như vậy vì “hôn nhân” này không thành sự theo luật Do Thái, vì sự việc loạn luân quá hiển nhiên. Giáo Hội cũng nhận ra các “kết hợp trái phép” như thế là không thành sự. Công Đồng Giêrusalem tiếp tục lên án hành động này (CVTĐ 15:29).

12. Có những mẫu đơn khác nhau trong việc xin một công bố vô hiệu hóa hôn nhân hay không?

CÓ. Đó là nhiệm vụ dành cho Người Bảo Trợ của Người Đứng Đơn để quyết định xem loại đơn xin nào quý vị phải điền. Các đơn xin phổ thông là đơn Formal (Chính Thức), đơn Absence of Canonical Form (Thiếu Yếu Tố Giáo Luật) và đơn Prior Bond (Ràng Buộc bởi Hôn Phối Trước). Có những thủ tục khác biệt với những loại đơn xin khác nhau. Người Bảo Trợ Đệ Đơn sẽ giúp quý vị trong tiến trình này.

13. Giáo Hội không công bằng! Tôi không phải là người muốn ly dị. Người phối ngẫu cũ của tôi đã bỏ rơi tôi. Chúa Giêsu là Đấng nhân từ và hay tha thứ. Tại sao Giáo Hội có thể tha thứ cho kẻ sát nhân nhưng lại không tha thứ cho người ly dị?

Thực tại đáng buồn trong các hôn nhân đổ vỡ là sự công bằng đã không có. Đôi khi, người phối ngẫu này có ý muốn và/hoặc có tránh nhiệm đối với việc ly dị hơn người kia. Nhưng ngay cả nếu người này không muốn trung tín với lời thề hôn nhân và muốn ly dị, thì sự việc này cũng không cho phép người kia không cần tuân giữ lời thề hôn nhân của mình. Đức Giêsu yêu thương mỗi người và tha thứ những hành động tội lỗi của chúng ta khi chúng ta sám hối. Nhưng Đức Giêsu không ban cho bất cứ ai quyền tái hôn và ly dị khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống (1. Cor. 7:39, Rom. 7:2-3). Giáo Hội có bổn phận phải trung thành với sự giảng dạy của Chúa Giêsu về hôn nhân, ly dị và tái hôn. Giáo Hội có trách nhiệm phải tôn trọng lời thề mà hai vợ chồng đã nói lên trước mặt Thiên Chúa và cộng đồng; và Giáo Hội phải giúp hai người trung thành với lời hứa của họ ngay cả khi một trong hai người không muốn như vậy. Giáo Hội sẽ tha thứ bất cứ hành động tội lỗi nào, kể cả tội sát nhân, nếu người ấy ăn năn sám hối và không muốn tái phạm nữa. Chỉ có ngoại lệ là “tội lộng ngôn phạm đến Chúa Thánh Thần” (theo Giáo Lý Công Giáo, số 1864). Giáo Hội sẽ tha thứ bất cứ hành động tội lỗi nào trong thời gian hôn nhân, ly thân và ly dị, nếu người ta thật lòng sám hối.

14. Ai ban cho Giáo Hội Công Giáo quyền xét xử tôi trong tiến trình này?

Đây không phải là vấn đề xét xử quý vị, nhưng đúng hơn là vấn đề quy trách nhiệm cho đôi vợ chồng về các lời thề hứa hôn nhân được phỏng định là có giá trị, và điều tra xem hôn nhân của quý vị có phải là một kết hợp thành sự và bị ràng buộc cho đến khi một trong hai người phối ngẫu qua đời. Có rất nhiều dụ ngôn trong Thánh kinh đã đòi buộc chúng ta phải có trách nhiệm lẫn với nhau. Cũng như quý vị, Giáo Hội Công Giáo tin rằng hôn nhân thật quan trọng. Sự tự nguyện của quý vị khi chia sẻ những thực tại cá nhân và thầm kín về chính mình, về người phối ngẫu cũ cũng như sự tương giao trong hôn nhân trước của quý vị sẽ giúp Văn Phòng Tòa Án thẩm định xem mối tương giao vợ chồng quý vị có phù hợp với sự hiểu biết của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân hay không. Tiến trình này không tìm cách đổ lỗi hay “vạch lá tìm sâu”, nhưng chỉ để hiểu biết rõ ràng hơn về sự tương giao giữa hai vợ chồng.

15. Ai có thể bắt đầu tiến trình này? Họ bắt đầu như thế nào?

Bất cứ ai đã ly dị về phương diện dân sự, dù là Công Giáo hay không, cũng có thể khởi sự tiến trình này. Họ liên lạc với giáo xứ Công Giáo địa phương để lấy hẹn gặp Người Bảo Trợ cho Người Đứng Đơn. Người Bảo Trợ là một linh mục, phó tế hay giáo dân được giáo xứ chỉ định để cung cấp tài liệu, hướng dẫn và hỗ trợ quý vị trong suốt tiến trình. Người BảoTrợ sẽ quyết định xem loại đơn nào quý vị cần phải điền. (Tờ đơn xin tiêu hôn hay sự giúp đỡ của Người Bảo Trợ đều miễn phí.) Không một đơn thỉnh nguyện nào nộp lên Văn Phòng Tòa Án được chấp nhận nếu không có sự giúp đỡ của Người Bảo Trợ.

16. Tôi không phải là người Công Giáo và cũng không có ý định trở thành người Công Giáo. Tại sao tôi phải nộp đơn xin? Làm thế nào mà Giáo Hội lại áp dụng sự hiểu biết về hôn nhân của Giáo Hội trên tôi, khi tôi không phải là người Công Giáo?

Chắc hẳn, quý vị có ý muốn kết hôn với một người Công Giáo trong Giáo Hội Công Giáo. Thường rất khó để một người không Công Giáo hiểu được sự cần thiết của tiến trình này, nhưng Giáo Hội Công Giáo tôn trọng sự toàn vẹn của mọi hôn nhân thuộc bất cứ loại nào: [tôn giáo, hợp thức hóa, dân luật (quan tòa, v.v), xã hội công nhận, v.v.]. Dù rằng tòa án dân sự đã cho quý vị quyền tái hôn trong lãnh vực dân sự, điều đó không ban cho quý vị một quyền tương tự trong Giáo Hội Công Giáo. Cũng xin hiểu cho rằng việc trở thành người Công Giáo không đòi buộc cho tiến trình xin tiêu hôn này hoặc để được kết hôn trong Giáo Hội.

Sự hiểu biết về hôn nhân của Giáo Hội được áp dụng cho mọi hôn nhân, vì sự hiểu biết này bắt nguồn từ bản tính loài người và bản chất của hôn nhân (luật tự nhiên). Và luật của Đức Giêsu cũng bắt nguồn từ thực tại ấy. Sự hiểu biết của Giáo Hội về hôn nhân không nhất thiết phải khác biệt với các tôn giáo khác. Điều khác biệt là sự hiểu biết của Giáo Hội được dựa trên sự giảng dạy của Đức Giêsu, đó là không ai có thể tái hôn sau khi ly dị, một khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống (1. Cor. 7:39; Rom. 7:2-3). Và sự giảng dạy của Đức Giêsu áp dụng cho mọi người, chứ không chỉ riêng cho người Công Giáo.

17. Tôi đã kết hôn nhiều lần. Tôi có phải làm đơn xin cho mỗi một hôn nhân trước hay không?

CÓ. Một đơn xin vô hiệu hóa phải được nộp cho mỗi và mọi hôn nhân đã bị đổ vỡ thuộc bất cứ loại nào: [tôn giáo, hợp thức hóa, dân luật (quan tòa, v.v.), xã hội công nhận, v.v] nếu những người phối ngẫu trước vẫn còn sống và những hôn nhân ấy chưa được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố là vô hiệu. Mỗi và mọi hôn nhân trước phải được duyệt xét, qua đơn xin hoặc bằng việc đệ trình giấy khai tử của (những) người phối ngẫu trước. Đây là điều bắt buộc, dù người ấy là Công Giáo hay không. Nếu không có (những) quyết định về tiêu hôn và/hoặc (các) giấy khai tử, người ta không thể kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo. Người Bảo Trợ sẽ giúp quý vị với mỗi đơn thỉnh nguyện.

18. Tôi không muốn chính mình, người phối ngẫu cũ và/hoặc những người khác bị “xấu mặt” trong tiến trình này. Làm thế nào để tôi hoàn tất đơn xin mà không phải bị như vậy? Làm thế nào tôi có thể chắc chắn là sự thật về mối tương giao ấy sẽ được sáng tỏ ra?

Những gì là sự thật thì có thể không luôn thuận lợi cho cá nhân và/hay một hoàn cảnh nào, nhưng Văn Phòng Tòa Án này vẫn cần biết tất cả sự thật về mối tương giao ấy. Do đó, đây không phải là vấn đề làm “xấu mặt” ai, nhưng là để trình bày hoàn toàn sự thật. Xin vui lòng nói lên sự thật trong tinh thần bác ái và yêu thương.

Quý vị có thể chắc chắn được rằng sự thật sẽ được sáng tỏ ra trước hết bởi việc quý vị nói lên sự thật về chính mình, người phối ngẫu cũ và tương giao vợ chồng. Sự thành thật luôn luôn là điều kiện tốt đẹp nhất. Thứ đến, ngay cả nếu có ai làm chứng dối và/hoặc không đúng sự thật, mục đích của Tòa Án này là xác định sự thật. Đó cũng là lý do tại sao các nhân chứng lại cần thiết trong tiến trình này: để hỗ trợ cho sự thật của mối tương giao.

19. Tại sao tiến trình này quá phức tạp và đòi hỏi những thực tại riêng tư và thầm kín về mối tương giao của tôi với người phối ngẫu cũ, kể cả các chi tiết về vấn đề chăn gối?

Giáo Hội quý trọng thể chế hôn nhân và lời thề hứa trước của quý vị. Hơn nữa, Giáo Hội vẫn trung thành với sự giảng dạy của Đức Kitô. Hôn nhân, cũng như mọi tương giao khác của con người, quả thật là một tương giao cá biệt, bao gồm nhiều thực tại thầm kín. Do đó, những câu hỏi về tương giao vợ chồng của quý vị nhằm giúp Giáo Hội quyết định xem hôn nhân ấy có phản ảnh sự hiểu biết tương tự như của Giáo Hội về hôn nhân hay không. Bất cứ tương giao vợ chồng nào được coi là lành mạnh thì đều bao gồm những quan hệ sống động. Vợ chồng liên hệ với nhau qua nhiều phương cách. Một phương cách quan trọng là qua sự thân mật thể xác. Sự thân mật thể xác là một món quà mỹ miều mà Chúa ban cho đôi vợ chồng. Nó phản ảnh phẩm chất của tương giao vợ chồng. Do đó, nếu trong tương giao vợ chồng mà thiếu sự thân mật thể xác thì người ta phải nghĩ đến lý do tại sao và có lẽ đã có gì sai lầm trong tương giao ấy. Thêm nữa, nếu sự thân mật thể xác không được biểu lộ trong một phương cách lành mạnh, bình thường, thì cách ăn ở đó không thể nào tồn tại trong một tương giao vợ chồng lành mạnh.

20. Tại sao tôi phải khơi lại những ký ức đau thương xa xưa? Tôi không thể quên được quá khứ hay sao?

Chúng tôi biết rằng việc cộng tác trong tiến trình này có thể là một sự việc khó khăn và đau lòng vì những kỷ niệm mà quý vị phải nhớ lại. Tuy nhiên, nhiều người lại thấy đó thật hữu ích để giúp họ thăng tiến cá nhân cũng như đời sống tinh thần, vì nó có thể đem lại một kết thúc rất cần thiết nếu chưa bao giờ xảy ra. Sự phục hồi và kết thúc đối với hôn nhân cũ rất quan trọng trước khi một người dự định bước vào một tương giao mới. Nếu tiến trình này khơi lại vết thương đau hay nhắc lại những vấn đề chưa được hàn gắn hoặc những ký ức khó quên, thì có những tổ chức để nâng đỡ người ly dị, cũng như các chuyên gia tâm lý ở giáo xứ, hay các tổ chức Bác Ái Công Giáo và các cơ quan xã hội chuyên nghiệp khác sẽ giúp đỡ quý vị.

21. Tại sao Văn Phòng Tòa Án lại tiếp xúc với người phối ngẫu cũ của tôi trong tiến trình tiêu hôn này? Các viên chức không tin những lời khai của tôi hay sao?

Đây không phải là vấn đề không tin tưởng, nhưng đúng hơn đó là vấn đề công bằng và tôn trọng người phối ngẫu cũ của quý vị. Người này có quyền được biết về một tiến trình đang xảy ra, cũng giống như họ có quyền được biết khi một thủ tục ly dị dân sự được tiến hành. Nếu Văn Phòng lơ là không tiếp xúc với người phối ngẫu cũ của quý vị, sự kiện này có thể ảnh hưởng đến toàn thể tiến trình xin tiêu hôn.

22. Sự việc sẽ giải quyết như thế nào nếu tôi không biết người phối ngẫu cũ của tôi hiện đang sinh sống tại đâu? Nếu không thể nào tìm được người phối ngẫu cũ của tôi thì sao?

Với tất cả những kỹ thuật hiện tại, người ta có thể tìm ra người phối ngẫu cũ của quý vị. Xin tham khảo với Người Bảo Trợ của quý vị, vì họ có những phương thức đã được đề nghị để giúp tìm địa chỉ người phối ngẫu cũ của quý vị. Trong những trường hợp rất họa hiếm người ta mới không thể biết được nơi cư ngụ của người ấy, như là khi việc ly dị đã xảy ra từ lâu và không có con cái, và/hoặc không còn tiếp xúc với người phối ngẫu cũ. Nếu tất cả các phương tiện đã được xử dụng để tìm địa chỉ của họ mà vẫn không có kết quả, thì người phối ngẫu cũ của quý vị sẽ được liên lạc qua địa chỉ của những người họ hàng của người ấy. Nếu thực sự không thể tìm được người phối ngẫu cũ cũng như gia đình của họ, quý vị phải cho biết đã cố gắng làm tất cả những phương cách nào để tìm kiếm địa chỉ của họ. Dĩ nhiên, cuối cùng đơn xin vẫn được tiếp tục cứu xét, nhưng Tòa Án sẽ chỉ định một Người Đại Diện/Được Ủy Quyền để đại diện cho người phối ngẫu cũ của quý vị.

23. Nếu người phối ngẫu cũ của tôi cộng tác trong tiến trình này thì có hữu ích hơn không? Có thể nào người ấy cản trở tiến trình này không? Người phối ngẫu trước của tôi có phải đồng ý hoặc “ký nhận” trước khi tiến trình được tiếp tục không? Chuyện gì xảy ra nếu họ không trả lời?

Tòa Án luôn luôn khuyến khích người phối ngẫu cũ của quý vị cộng tác và chia sẻ về tương giao vợ chồng và những thất bại. Biết được cả hai phía của câu chuyện thì vẫn tốt hơn. Người phối ngẫu cũ của quý vị không thể ngăn cản tiến trình này. Cũng không cần sự đồng ý hoặc “ký nhận” của họ để tiến trình được tiến hành. Tuy nhiên, họ có quyền kháng cáo bất cứ quyết định nào mà họ không đồng ý. Trong tiến trình xin chính thức tiêu hôn, Tòa Án sẽ liên lạc với người phối ngẫu cũ của quý vị qua thư từ, và họ có ba lựa chọn: (1) Hoàn toàn cộng tác qua việc trả lời các câu hỏi tương tự như của quý vị và có cơ hội để muốn hoặc không muốn đưa ra các nhân chứng; (2) Từ chối hoàn toàn không muốn cộng tác; (3) Không muốn tiếp tục liên lạc với Văn Phòng Tòa Án. Nếu người phối ngẫu cũ của quý vị không trả lời các yêu cầu của Tòa Án, xin vô hiệu hóa hôn nhân vẫn được tiếp tục dù không có sự cộng tác của họ.

24. Người phối ngẫu cũ của tôi dễ hành hạ người khác và sẽ trở nên hung bạo hơn nếu họ biết được tiến trình này. Tòa Án có phải tiếp xúc với họ hay không?

Có thể hiểu được rằng đây là mối quan tâm đến sự an toàn của quý vị, gia đình, xã hội cũng như Giáo Hội. Ngay cả trong xã hội dân sự cũng có khó khăn khi phải đề cập đến vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên, người phối ngẫu cũ của quý vị có quyền để biết rằng tiến trình này đang được diễn ra. Sự việc không tiếp xúc với người phối ngẫu cũ của quý vị, có thể đưa đến hậu quả là toàn thể tiến trình bị tuyên bố là không có giá trị. Người phối ngẫu cũ sẽ không được cho biết địa chỉ, điện thoại hiện tại của quý vị.

Cũng cần phải nghĩ đến phản ứng của người này như thế nào nếu lúc đầu họ không được cho biết và sau đó họ mới khám phá ra. Mặc dù quý vị cho rằng họ không thể nào biết được, nhưng kinh nghiệm của Tòa Án cho thấy cuối cùng người này sẽ biết được qua lời đồn đãi từ con cái, gia đình, hay bạn hữu, v.v. Một khi khám phá ra điều này, họ có thể kháng án dựa trên căn bản là họ đã không được cho biết ngay lúc đầu. Có thể họ càng khó chịu hơn vì cảm thấy có những hành động “lén lút sau lưng” của họ. Sau cùng, nếu họ là người Công Giáo, Toà Án buộc phải thông báo cho giáo xứ nơi người ấy đã được rửa tội hoặc tuyên xưng đức tin nếu một công bố vô hiệu hóa được đưa ra. Nói cách khác, người phối ngẫu cũ của quý vị có thể biết được, từ nơi giáo xứ mà họ đã được rửa tội hoặc tuyên xưng đức tin, là tiến trình xin tiêu hôn đã hoàn tất.

25. Có phải Giáo Hội Công Giáo nói rằng tôi vẫn phải tiếp tục trong hôn nhân với người phối ngẫu dễ hành hạ và làm nguy hiểm đến tính mạng của tôi?

KHÔNG. Giáo Hội xác nhận rằng có những lúc vợ chồng cần phải sống tách biệt. Vì những lý do như cấp dưỡng con cái và/hoặc tự lập về tài chánh, rất có thể cần có án ly dị dân sự. Tuy nhiên, một án ly dị dân sự không thể xóa bỏ mối ràng buộc vợ chồng để cho phép người ta kết hôn hợp luân lý với một người khác (1 Cor. 7:10-11; theo a Giáo Lý Công Giáo, số 1649).

26. Tiến trình này được giữ kín như thế nào? Đia chỉ và điện thoại của tôi có được đưa ra cho người phối ngẫu cũ của tôi không?

Mọi dữ kiện, kể cả các văn kiện thuộc về dân sự và/hoặc thuộc về Giáo Hội, thu thập được trong tiến trình này là tài sản riêng và vĩnh viễn của Văn Phòng Tòa Án Giáo Phận Galveston-Houston. Mọi dữ kiện phải được các viên chức của Văn Phòng Tòa Án giữ bí mật và không bao giờ được đưa cho người khác, ngoại trừ những trường hợp Giáo Luật Công Giáo đòi buộc, như là: để duyệt lại bởi Người Đứng Đơn (chính Quý Vị), Người Bị Đơn (Phối Ngẫu cũ). Những dữ kiện này cũng không bao giờ được đưa ra cho các nhân chứng, người phối ngẫu hiện tại/tương lai hay bất cứ ai khác. Nếu quý vị muốn duyệt xem lại các dữ kiện, việc này phải thực hiện trong văn phòng tòa án, và quý vị cũng như người phối ngẫu cũ không được phép sao chép tài liệu và đem ra khỏi văn phòng tòa án. Địa chỉ và số điện thoại của quý vị sẽ không được đưa ra cho người phối ngẫu cũ.

27. Tại sao tôi lại cần đến các nhân chứng? Tòa Án không tin lời tôi hay sao? Ai có thể làm nhân chứng? Trách nhiệm của tôi đối với các nhân chứng là gì?

Đây không phải là vấn đề không tin tưởng quý vị. Việc cần các nhân chứng có nguồn gốc từ Thánh Kinh (TL. 19:15; Mt. 18:16; Gn. 8:17; 2 Cor. 13:1). Thực vậy, Giáo Luật đòi buộc phải dùng đến các nhân chứng. Nhân chứng cũng được dùng để đảm bảo sự thật về mối tương giao được tỏ lộ. Ngay cả khi quý vị nghĩ là mối tương giao của quý vị thật “riêng tư” và có lẽ không bao giờ quý vị đề cập những khó khăn trong gia đình với người khác, nhưng nhiều lúc chính các nhân chứng lại có những nhận xét và cái nhìn có giá trị liên quan đến hôn nhân đã bị tan vỡ.

Nhân chứng phải biết về qúa khứ gia đình, thời thơ ấu của quý vị VÀ hiểu biết về sự tương giao giữa quý vị và người phối ngẫu cũ Trước khi VÀ trong toàn thể thời gian của hôn nhân này. Những thân nhân ruột thịt trong gia đình (cha mẹ, anh chị em) là những người làm chứng hữu ích nhất. Những nhân chứng khác gồm có: họ hàng, bạn hữu, phụ dâu, phụ rể, bạn cùng sở làm, hàng xóm, ngay cả những người họ hàng của người phối ngẫu cũ, v.v. Không được dùng những người này làm chứng: Người Bị Đơn (Phối Ngẫu cũ), con cái của hôn nhân này hay con cái của người phối ngẫu hiện tại hoặc tương lai của quý vị, Trước khi đưa tên những người làm chứng cho Tòa Án, quý vị phải có sự ưng thuận của họ để làm như thế. Nếu không được sự ưng thuận này, hầu hết các nhân chứng sẽ ngạc nhiên và ngay cả tức giận khi họ nhận được những câu hỏi từ Tòa Án.

Tòa Án đòi buộc phải có ba hoặc bốn nhân chứng: tuy nhiên càng nhiều càng tốt. Xin báo cho các nhân chứng biết rằng câu trả lời của họ có thể sẽ được duyệt xem bởi chính quý vị hay người phối ngẫu cũ ngay trong Văn Phòng Tòa Án. Tuy nhiên, quý vị và/hoặc người phối ngẫu cũ không được phép sao chép và mang ra khỏi Tòa Án những câu trả lời của các nhân chứng.

Quý vị không được "phụ giúp" những nhân chứng với các câu trả lời của họ. Hãy cho các nhân chứng biết rằng: họ hãy trả lời các câu hỏi với tất cả sự thật; tôn trọng thời gian cho phép để hoàn tất và nộp lại câu trả lời cho Văn Phòng Tòa Án; và xin họ giữ hồ sơ lưu của bản trả lời trong trường hợp bản chính bị thất lạc khi gửi đến Văn Phòng Tòa Án.

28. Tôi có bàn hỏi với chuyên gia cố vấn về hôn nhân trước đây. Bản phúc trình của chuyên gia này có lợi gì hay không?

Có thể có lợi hoặc có thể không. Tòa Án sẽ quyết định xem có nên tiếp xúc với chuyên gia cố vấn của quý vị hay không. Chúng tôi khuyến khích quý vị đính kèm bản phúc trình trước khi, trong khi và/hay sau khi hôn nhân này bị đổ vỡ. Nếu cả hai người cùng bàn hỏi với vị cố vấn, chúng tôi sẽ cố gắng để cũng có được văn kiện có mang chữ ký của người phối ngẫu cũ, đồng ý cho các ngành chuyên môn cung cấp các dữ kiện. Nếu chúng tôi không thể có được văn kiện ấy, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tiến trình mặc dù không có văn kiện ấy. Nếu chính quý vị hay người phối ngẫu cũ từng nằm bệnh viện hoặc đã có những chữa trị vì lo âu thái quá, bệnh tâm thần, có ý định tự tử, v.v., thì luôn có lợi và nếu có thể, nộp bản sao hồ sơ bệnh lý này và các biên nhận mua thuốc, bản liệt kê thời gian nằm bệnh viện, đi khám bệnh, v.v như những bằng chứng.

29. Làm sao để tôi biết được tiến trình này đã đến đâu? Tôi phải liên lạc với Tòa Án như thế nào?

Việc liên lạc được thực hiện qua thư từ. Một khi đơn thỉnh nguyện được gửi đến văn phòng này, quý vị sẽ nhận được một lá thư chứng nhận để làm biên nhận. Một luật sư giáo luật sẽ duyệt qua đơn thỉnh nguyện của quý vị, xem nó có hợp lệ để được duyệt xem cách đầy đủ hơn không. Sự chấp nhận đơn xin không có nghĩa là đơn xin của quý vị sẽ được chấp thuận cho tiêu hôn. Nó chỉ có nghĩa là người phối ngẫu cũ của quý vị, các nhân chứng và rất có thể chuyên gia cố vấn hôn nhân của quý vị sẽ được tiếp xúc. Sự mong ước của quý vị để hôn nhân được tuyên bố là không thành sự phải được chứng thực qua tiến trình xin tiêu hôn, là điều bắt buộc bởi Giáo Luật. Nếu cần thêm chi tiết, quý vị sẽ được liên lạc qua thư từ. Một khi đã có tất cả các dữ kiện, một số viên chức của tòa án sẽ duyệt định các dữ kiện ấy. Sau đó, một luật sư giáo luật hay một ủy ban gồm ba vị luật sư giáo luật sẽ thảo ra một quyết định, giải thích các lý do tại sao hôn nhân của quý vị được tuyên bố là không thành sự hoặc các nguyên do nói lên rằng việc thành sự của hôn nhân cũ vẫn phải duy trì.

Vì chúng tôi phải cứu xét rất nhiều đơn xin trong cùng một thời gian và cũng vì tính cách cẩn mật, chúng tôi không nhận điện thoại hỏi về tình trạng đơn xin hay bất cứ thắc mắc gì. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp nhận các yêu cầu được viết trên giấy và gửi về Tòa Án. Chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị về tiến trình của đơn thỉnh nguyện. “Quá nhiều” thư yêu cầu gửi tới văn phòng này sẽ làm chậm trễ tiến trình cứu xét của mọi đơn xin, kể cả đơn thỉnh nguyện của quý vị, vì phải mất nhiều thời gian để trả lời mỗi yêu cầu.

Mặc dù người phối ngẫu hiện tại/tương lai của quý vị hay các thành phần khác trong gia đình rất muốn biết về tiến trình xin tiêu hôn cũng như quyết định sau cùng, những người ấy không phải là những người tham dự trực tiếp trong tiến trình. Chỉ có Người Đứng Đơn (chính Quý Vị) và Người Bị Đơn (Người Phối Ngẫu cũ) là có quyền yêu cầu để được biết. Do đó, không một dữ kiện nào được đưa ra cho bất cứ ai khác ngoài quý vị và người phối ngẫu cũ.

30. Khi một công bố vô hiệu được đưa ra, đó có phải là quyết định sau cùng không? Nó có ảnh hưởng đến cả hai người phối ngẫu hay không?

Nếu một công bố chấp thuận cho tiêu hôn được đưa ra theo đơn thỉnh nguyện chính thức xin vô hiệu hóa hôn nhân bởi Tòa Án này, thì cần phải có một quyết định chấp thuận thứ hai được Tòa Thượng Thẩm của Các Giáo Phận tiểu bang Texas đưa ra. Chỉ có đơn thỉnh nguyện chính thức xin vô hiệu hóa hôn nhân mới cần phải có quyết định thứ hai. Nếu một trong hai người phối ngẫu bất đồng ý kiến với quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho tiêu hôn, họ có thể theo một phương thức để kháng cáo trong một thời hạn nhất định. Việc kháng cáo chính thức, với quyết định chấp thuận hay không chấp thuận của Tòa Án này, có thể trực tiếp lên Tòa Thượng Thẩm của Các Giáo Phận tiểu bang Texas hay trực tiếp lên Tòa Thượng Thẩm Rôma.

31. Có thể nào đơn xin của tôi bị khước từ không?

Nhiều khi, ngay từ lúc đầu vì đơn xin đã thiếu các lý do hiển nhiên để được công bố vô hiệu hóa, đơn ấy không được chấp nhận để duyệt xem cách trọn vẹn. Ngay cả khi đơn xin được chấp nhận để duyệt xem cách trọn vẹn, rất có thể quyết định sau cùng sẽ là không chấp thuận cho tiêu hôn. Quyết định sau cùng, dù chấp thuận hay không chấp thuận, sẽ chỉ dựa trên tất cả các dữ kiện, có thực đã thu thập được. Sự phỏng định hôn nhân được coi là thành sự vào lúc cử hành hôn lễ sẽ bị đảo ngược bởi tất cả các dữ kiện đã thu thập được. Nếu các dữ kiện không làm đảo ngược sự phỏng định việc thành sự, thì sự phỏng định ấy không thay đổi. Thật vậy, có nhiều cuộc hôn nhân thành sự đã không may tan vỡ.

32. Nếu một công bố vô hiệu được đưa ra, tôi và/hoặc người phối ngẫu cũ có được tự do để kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo không?

Quý vị được tự do kết hôn, với điều kiện là mọi hướng dẫn về Phương Cách Dự Bị Sống Đời Hôn Nhân trong Giáo Phận được tuân hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các điều kiện phụ thêm có tính cách mục vụ mà Tòa án bắt buộc (như là có thể phải có hướng dẫn chuyên môn) phải được thi hành trước khi bước vào một hôn nhân mới trong Giáo Hội Công Giáo. Sự đổ vỡ tương giao vợ chồng luôn luôn là một kinh nghiệm khó khăn và gay go, thường để lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Thông thường, các vấn đề này cản trở các nỗ lực thiết lập một hôn nhân mới và thành công hơn. Để giúp quý vị và người phối ngẫu tương lai xây dựng một tương giao vợ chồng bền vững và tránh được mọi khó khăn trầm trọng có thể xảy ra, những quan tâm có tính cách mục vụ đã được đề ra và bất cứ đòi buộc nào về phương diện hay mục vụ thì phải được chu toàn trước khi khởi sự một hôn nhân mới trong Giáo Hội. Phí tổn cho việc hướng dẫn chuyên môn, nếu bị đòi buộc, là điều quý vị phải chịu trách nhiệm. Nếu có những đòi buộc thêm về mục vụ, người giúp quý vị chuẩn bị hôn nhân trong Giáo Hội sẽ được yêu cầu liên lạc với Văn Phòng Tòa Án, và họ sẽ đề cập với quý vị và người phối ngẫu tương lai về những quan tâm này. Quý vị cũng sẽ bị đòi hỏi phải chu toàn, nếu chưa hoàn tất các bổn phận về luân lý và dân sự đối với người phối ngẫu cũ và/hoặc đối với con cái của (các) hôn nhân trước.

33. Khi nào thì tôi có thể định ngày thành hôn trong Giáo Hội?

Không có ai, dù linh mục hoặc phó tế, hay bất cứ ai đại diện giáo xứ, kể cả chính quý vị, có thể xếp đặt ngày, ngay cả ngày tạm thời của một hôn lễ trong Giáo Hội, chỉ nếu và khi, một quyết định chấp thuận rõ ràng cuối cùng về vô hiệu hóa hôn nhân được công bố. Nếu ngày thành hôn đã được đặt định trong một giáo xứ HAY “trong tâm trí của bạn,” Tòa Án sẽ KHÔNG xúc tiến nhanh đơn xin của bạn để đáp ứng với những gì mà lẽ ra không nên xảy ra.

34. Tất cả mọi tiến trình phải mất bao lâu? Tại sao lại quá lâu như vậy?

Không thể nào nói trước được trong vòng bao lâu thì tiến trình của quý vị sẽ được kết thúc. Giáo Luật đề nghị rằng một đơn xin tiêu hôn chính thức sẽ được giải quyết trong vòng 18 tháng. Nhưng không có sự đảm bảo nào cả. Có lúc nhanh hơn. Có lúc chậm hơn. Nó tùy thuộc các điều sau: thực chất của các dữ kiện thu thập được cho mỗi đơn xin; sự sẵn sàng cộng tác hay thiếu cộng tác của các nhân chứng; số đơn mà Tòa Án có thể xử lý vào khoảng thời gian đó; và số luật sư giáo luật có thể có vào thời gian đó để đưa ra một quyết định sau cùng. Mỗi đơn xin đều khác biệt, cần số lượng thời gian khác nhau để giải quyết. Chúng tôi, nhân viên Văn Phòng Tòa Án hiểu rằng quý vị nóng lòng muốn biết quyết định sau cùng trong tiến trình này. Ngay cả khi có đầy đủ các dữ kiện, điều đó không có nghĩa là đơn xin của quý vị phải được quyết định ngay. Như Giáo Luật đòi buộc và cũng vì sự công bằng, đơn nào nộp trước đơn xin của quý vị, và có đầy đủ các dữ kiện thì chúng tôi phải giải quyết trước. Tòa Án cố gắng giải quyết mỗi đơn thỉnh nguyện theo đúng kỳ hạn của nó.

35. Nhưng hoàn cảnh của tôi thì đặc biệt hơn và đòi hỏi một quyết định khẩn cấp. Có thể làm được gì không?

Văn phòng này biết rằng hoàn cảnh của quý vị thì đặc biệt. Nhưng thực tế thì hoàn cảnh của bất cứ ai cũng đặc biệt cả, và mọi người đều muốn đơn xin của mình được xúc tiến càng sớm càng tốt. Xin hãy kiên nhẫn. Hãy chắc chắn rằng quý vị đã nộp một đơn thỉnh nguyện với đầy đủ chi tiết, cũng như tuân theo mọi hướng dẫn, v.v. “Quá nhiều” thư yêu cầu gửi tới văn phòng này sẽ làm chậm trễ tiến trình cứu xét của mọi đơn xin, kể cả đơn thỉnh nguyện của quý vị, vì phải mất nhiều thời gian để trả lời mỗi yêu cầu. Cũng vậy, vui lòng xem lại câu trả lời ở trên.

36.Có phải tiến trình xin Tiêu hôn là một cách làm tiền của Giáo hội? Tại sao lại có tiền lệ phí?

KHÔNG PHẢI VẬY. Thực sự, Giáo Phận Galveston-Houston còn phải “tốn kém” thêm ngân khoản trong tiến trình này, vì Giáo Phận phải phụ giúp thêm ngân khoản để quý vị thỉnh nguyện có thể hoàn thành tiến trình này. Giáo Hội Công Giáo không làm tiền nhưng đúng hơn Giáo Hội hỗ trợ mọi người trong sự tương giao thiêng liêng của họ với Giáo Hội. Đó là lý do tại sao Giáo Phận Galveston-Houston rộng rãi trợ giúp thêm ngân khoản cho tiến trình này. Quyết định sau cùng, dù chấp thuận hay không chấp thuận cho tiêu hôn, không tốn kém gì cả. Tuy nhiên, lệ phí được dùng để giúp cho việc tiến hành đơn xin. Lệ phí này giúp trang trải chi phí điều hành Văn Phòng Tòa Án, như trả lương cho nhân viên, bưu phí, văn phòng phẩm, v.v. Có những lệ phí khác nhau cho các đơn thỉnh nguyện khác nhau. Hàng tháng quý vị sẽ nhận được bản báo cáo tài chánh nếu quý vị còn thiếu tiền. Toàn phần lệ phí cho tiến trình phải được trả trước khi kết thúc mỗi vụ án. Nếu phải tốn kém cho bản phúc trình của các chuyên gia hướng dẫn tâm lý hoặc các chi phí phụ trội, quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm cho những lệ phí này, cộng thêm lệ phí thông thường. Lệ phí tiến hành này chỉ là một phần của phí tổn thực sự. Chúng tôi thiết nghĩ mỗi thỉnh nguyện viên phải chịu một phần nào cho những tốn phí của tiến trình. Giáo Phận Galveston-Houston giúp thêm ngân khoản cho phần khác biệt này qua Quỹ Phục Vụ của Giáo Phận [DSF]. Thực vậy, những ai đóng góp cho DSF là đóng góp một phần nào cho sự tốn kém trong việc tiến hành đơn xin của quý vị.

Điều đáng để ý là có một số phàn nàn về việc phụ giúp trang trải những phí tổn cho tiến trình xin tiêu hôn. Nhưng hãy nhớ rằng, có những phí tổn liên quan đến một cuộc ly dị dân sự, và rồi có những phí tổn liên quan đến việc cử hành hôn lễ mới cũng như bữa tiệc liên hoan sau đó. Tóm lại, dù có tốn kém hay không, người ta chỉ có thể kết hôn trong Giáo Hội nếu khi một công bố vô hiệu hóa hôn nhân được đưa ra.

37.Nếu tôi thực sự không trả nổi lệ phí thì sao?

Nếu quý vị thực sự không thể trả được tổng số lệ phí tiến hành, lệ phí ấy sẽ được bớt đi một phần hay toàn phần, tùy theo hoàn cảnh. Quý vị hãy gửi đến Văn Phòng Tòa Án một lá thư cho biết lý do tại sao quý vị không có khả năng để trả lệ phí. Không ai bị từ chối sự phục vụ của Giáo Hội dựa trên sự việc không có khả năng để trang trải lệ phí. Hãy yên tâm là đơn thỉnh nguyện của quý vị cũng sẽ được cứu xét như bất cứ đơn xin nào khác.

38.Có đúng là sẽ dễ dàng hơn và mau hơn khi xin Tiêu hôn, nếu người ta cho tiền nhiều hơn hay có quen biết với các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội?

KHÔNG. Quyết định sau cùng, dù chấp thuận hay không chấp thuận sẽ chỉ dựa trên các dữ kiện thu thập được. Văn Phòng Tòa Án sẽ không nhận bất cứ ngân khoản nào ngoài lệ phí tiến hành đơn xin và nếu có lệ phí phụ trội cho một đơn thỉnh nguyện. Như Giáo Luật đòi buộc và cũng vì sự công bằng, đơn nào nộp trước đơn xin của quý vị, và có đầy đủ các dữ kiện thì chúng tôi phải giải quyết trước. Nếu một luật sư giáo luật quen biết quý vị và/hoặc người phối ngẫu cũ của quý vị, chính luật sư ấy không đủ thẩm quyền để có thể xử lý trong tiến trình xin tiêu hôn của quý vị. Giáo Luật đòi buộc mọi viên chức làm việc trong văn phòng tòa án, phải tuân theo các quy tắc đạo đức luân lý.

39.Có phải ngày nay thì dễ dàng để có được một công bố vô hiệu hóa hôn nhân hơn trước hay không?

Đúng và không đúng. Đúng, trong ý nghĩa là những năm gần đây, Giáo Hội hiểu biết hơn về con người. Nhờ sự phát triển của khoa tâm lý hiện đại, người ta thấy rằng có một số người không trưởng thành đủ vào lúc cử hành hôn lễ để biết tôn trọng hiệu quả của một lời thề hứa thật nghiêm trọng như lời thề hứa hôn nhân. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là đôi vợ chồng phải có thể nhìn thấy trước tất cả các khó khăn trong hôn nhân. Nó có nghĩa, sự thiếu sót lớn lao trong việc thẩm định hay quý trọng hôn nhân, đã đưa đến sự cách biệt lớn lao giữa sự ưng thuận của một người, với thực tại của một lời thề hứa suốt đời đối với một người khác, nên không thể có một hôn nhân thành sự và có sức ràng buộc. Mặc dù sự cách biệt này thường xảy ra cho những người trẻ, tuy nhiên cũng đã có những sự việc xảy ra rất sai trái trong quá khứ khiến cho những người lớn tuổi cũng không có ý niệm đầy đủ để nhận thức chín chắn những gì mà hôn nhân đưa tới. Ngoài ra, càng ngày càng nhiều người bước vào “hôn nhân” với một sự hiểu biết đối nghịch với sự hiểu biết của Giáo Hội về hôn nhân, (như không muốn có con, tin rằng việc ly dị và tái hôn có thể chấp nhận được, v.v.). Sau cùng, ngày nay càng ngày càng có nhiều người ly dị và xin cho được tiêu hôn. Giáo Hội Công Giáo cố gắng thỏa đáp các thỉnh cầu này, trong khi vẫn trung thành với sự giảng dạy của Đức Kitô.

40.Có thật rằng đơn xin tiêu hôn của tôi có dễ dàng hơn, nếu tôi và/hoặc người phối ngẫu cũ của tôi đã không được rửa tội trước và trong suốt thời gian thành hôn?

KHÔNG. Mặc dù hôn nhân của quý vị không được coi là một bí tích, hôn nhân ấy vẫn được coi là thành sự và có sự ràng buộc cho tới khi một trong hai người phối ngẫu qua đời. (Bí tích hôn nhân hiện hữu giữa hai người đã rửa tội, dù là trong đạo Công Giáo hay các giáo phái Kitô hữu khác). Vì thế, quý vị phải nộp đơn thỉnh nguyện để giải quyết hôn nhân đã bị đổ vỡ.

41.Có đúng là mọi đơn xin đều phải gửi sang Tòa Thánh Rôma không?

KHÔNG. Hầu hết các đơn thỉnh nguyện đều được tiến hành ở cấp địa phận. Chỉ trong trường hợp kháng cáo hoặc thỉnh cầu đặc biệt mới phải gửi sang Rôma.

42.Có đúng là tôi bị vạ tuyệt thông với Giáo Hội Công Giáo, nếu tôi là người Công Giáo ly dị và/hoặc tái kết hôn “ngoài” Giáo Hội?

KHÔNG . Đây là điều người ta thường hiểu lầm. Quý vị không bị vạ tuyệt thông nếu quý vị là một người Công Giáo ly dị và/hoặc đã tái kết hôn “ngoài” Giáo Hội.

43.Tại sao một người Công Giáo phải kết hôn trước một vị linh mục hay phó tế Công Giáo? Tôi thiết nghĩ Giáo Hội tôn trọng sự toàn vẹn của mọi hôn nhân. Có hậu quả gì khi một người Công Giáo kết hôn “ngoài” Giáo Hội?

Giáo Hội Công Giáo tin rằng nếu một hôn nhân có liên quan đến ít nhất là một người Công Giáo, thì hôn nhân ấy phải được cử hành bởi một linh mục hay phó tế Công Giáo. Sự quan trọng của hôn nhân và sự tương quan với cộng đồng đức tin Công Giáo đòi hỏi hôn lễ ấy phải được cử hành trong nơi thờ phượng chung của Giáo Hội. Chỉ có một vài ngoại lệ đặc biệt có tính cách mục vu, khi một người Công Giáo có thể kết hôn ở một khung cảnh không Công Giáo và/hoặc bởi một thừa tác viên không phải là linh mục hoặc phó tế Công Giáo. Nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn đòi buộc người Công Giáo phải được chuẩn bị hôn nhân bởi Giáo Hội và hôn lễ ấy phải được miễn trừ hoặc được phép bởi một giám mục Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo chỉ có thể đòi buộc người Công Giáo kết hôn trong một số nghi thức của Giáo Hội (Giáo Lý Công Giáo) số 1630-1632). Do đó, nếu một người Công Giáo kết hôn “ngoài” Giáo Hội mà không được miễn trừ hoặc được phép của một giám mục Công Giáo, hôn lễ ấy không được coi là thành sự, dù rằng nó đã được luật dân sự công nhận. Vì Giáo Hội Công Giáo không có thẩm quyền trên hai người ngoài Công Giáo để buộc họ phải kết hôn như thế nào, do đó Giáo Hội công nhận việc thành sự của hôn nhân này dù thuộc loại nào—tôn giáo, dân luật (quan tòa, v.v), xã hội công nhận, v.v.

Nếu một người Công Giáo kết hôn “ngoài” Giáo Hội Công Giáo mà không được sự miễn trừ hoặc có phép của Đức giám mục và đã thực sự sống đời vợ chồng, người ấy không thể lãnh nhận các bí tích Hòa Giải, Thánh Thể và Xức Dầu (x. 1. Cor. 11:27-29), ngoại trừ khi lâm tử, vì người ấy đã chọn một lối sống mà không được Giáo Hội công nhận. Người ấy chỉ có thể bắt đầu lãnh nhận các bí tích nếu cả hai vợ chồng đồng ý hợp thức hóa hôn nhân của họ, nghĩa là, phải nói lên lời thề hôn nhân trước một vị linh mục hay phó tế Công Giáo và như thế là họ đã kết hôn trong Giáo Hội. Nếu một người Công Giáo lập gia đình ngoài Giáo Hội Công Giáo và ly dị trước khi họ hợp thức hóa hôn nhân theo nghi thức Công Giáo, người ấy phải nộp một đơn gọi là Thiếu Yếu Tố Giáo Luật (Absence of Canonical Form). Người Bảo Trợ của quý vị sẽ giúp quý vị trong vấn đề này.

Nếu một người ly dị sau khi đã hợp thức hóa hôn nhân theo nghi thức Công Giáo, họ phải nộp đơn chính thức xin tiêu hôn. Trong tờ đơn chính thức này, họ phải cho biết lý do tại sao đã cử hành hôn lễ không theo nghi thức Công Giáo cũng như cuộc sống chung của hai người trước khi hợp thức hóa hôn nhân theo nghi thức Công Giáo. Điều quan trọng là phải trình bày về sự tương giao vào thời gian cử hành hôn lễ Công Giáo và các lý do tại sao lại muốn hôn nhân được hợp thức hóa trong Giáo Hội, vì đó là lúc hôn nhân Công Giáo được khởi sự.

44.Tôi có được lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa nếu tôi là người Công Giáo, ly dị và chưa tái hôn? Tôi có được lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa nếu tôi là người Công Giáo, ly dị và đã tái hôn? Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại phạt tôi bằng cách không cho lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa?

Nếu quý vị là người Công Giáo, đã ly dị, chưa tái hôn và trong tình trạng ơn sủng, quý vị được phép tiếp tục lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa. Việc ly dị, tự nó không cản trở lãnh nhận các bí tích Hòa Giải, Thánh Thể và Xức Dầu. Nếu quý vị đã ly dị và tái kết hôn “ngoài” Giáo Hội Công Giáo mà không được miễn trừ hay được phép của Đức giám mục (xem câu 43) và đã thực sự s
* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

NHỮNG VẤN NẠN THÔNG THƯỜNG VỀ TIÊU HÔN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: TƯ LIỆU :: Hỏi Để Sống Đạo-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu May 02, 2024 11:07 am.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất