Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C)
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C) Icon_minitimeSat Sep 03, 2016 9:25 am
songhoang
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
songhoang
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C) 2
Hạng Nhất Sao Sáng

online

Bài gửiTiêu đề: Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C)

Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C)

Từ việc sắp xếp chỗ ngồi trong một bữa tiệc, Chúa dạy chúng ta hãy khiêm tốn để nhận mình là ai trong cuộc sống mênh mông này. Có thể chúng ta giỏi giang về một lãnh vực nào đó, nhưng trong xã hội lại có người giỏi hơn chúng ta. Chúng ta chủ quan nghĩ mình là người xứng đáng ngồi chỗ nhất, nhưng trong thực tế, có người khác xứng đáng với chỗ đó hơn.

Thánh Luca nhấn mạnh đến bối cảnh của trình thuật: đó là khung cảnh một bữa tiệc. Chúa Giêsu là một khách mời. Từ chỗ ngồi của mình, Chúa quan sát và cất lời giáo huấn. Như thế, lời giảng dạy của Chúa Giêsu dựa trên một sự việc cụ thể để rút ra những kết luận cho đời sống của những ai tin và đi theo Người. Một trong những nội dung chính của các Bài đọc trong Phụng vụ hôm nay là lời mời gọi hãy khiêm nhường.

Lời phê phán của Chúa “trúng phoóc” lối suy nghĩ thông thường của chúng ta. Trong truyền thống xã hội Việt Nam, thời phong kiến cũng như thời nay, “một miếng giữa làng còn hơn một sàng góc chợ”. Vị trí chỗ ngồi khi dự tiệc rất quan trọng vì nó khẳng định đẳng cấp và vai vế của thực khách. Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu cũng vậy, những bậc vị vọng hay những người Pharisiêu và kinh sư luôn được đánh giá theo chỗ ngồi.

Từ việc sắp xếp chỗ ngồi trong một bữa tiệc, Chúa dạy chúng ta hãy khiêm tốn để nhận mình là ai trong cuộc sống mênh mông này. Có thể chúng ta giỏi giang về một lãnh vực nào đó, nhưng trong xã hội lại có người giỏi hơn chúng ta. Chúng ta chủ quan nghĩ mình là người xứng đáng ngồi chỗ nhất, nhưng trong thực tế, có người khác xứng đáng với chỗ đó hơn. Để người ta mời xuống thì quả là xấu hổ. Chi bằng cứ chọn chỗ khiêm tốn để người khác lượng giá tài nghệ thật của mình. Jean Jacques Rousseau, một triết gia người Pháp đã viết: “Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít”. Tiếc thay, trong xã hội, vẫn có những người thao thao bất tuyệt bằng những ngôn từ hoa mỹ mà thực tế khả năng lại chẳng đáng một xu.

Cũng cùng một nội dung chính là mời gọi sống khiêm nhường, Sách Huấn Ca (Bài đọc I) đã đưa ra những lời khuyên rất thiết thực cho mọi bậc sống, nhất là đối với những người lãnh đạo: “Càng làm lớn con càng phải tự hạ”. Theo tác giả, khiêm nhường đem lại cho ta niềm vui, kiêu ngạo mang đến bất hạnh. Khiêm nhường đi liền với khôn ngoan, kiêu ngạo đi đôi với ngu dốt. Khiêm nhường giúp ta suy nghĩ chín chắn để có những nhận định và ngôn từ thích hợp, kiêu ngạo dễ làm chúng ta vấp ngã vì những phát ngôn nóng nảy vội vàng.

“Khiêm nhường là mẹ của các nhân đức”, câu nói này cho thấy tính cần thiết của một cuộc sống khiêm tốn trong cách đối xử với nhau. Thánh Tôma Aquino viết : « Là một nhân đức đặc biệt, đức khiêm nhường liên hệ ở sự tuân phục của con người đối với Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa, hạ mình vâng phục những người khác”. Theo Thánh Tôma, trong cách đối xử với tha nhân, chỉ có sự khiêm nhường đích thực khi cách đối xử ấy được thực hiện “vì Thiên Chúa”. Như thế, khi dựa trên Đức Tin, chúng ta sẽ làm cho sự khiêm tốn ấy tăng giá trị. Bởi lẽ vì Chúa mà chúng ta chấp nhận thiệt thòi về danh dự, của cải và những giá trị tinh thần vật chất khác. Điều này được chứng tỏ trong phần cuối của bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói với chính chủ nhà đã mời Người về những đối tượng cần mời khi đãi tiệc. Đó là những người nghèo khó, tàn tật, què quặt đui mù. Xem ra điều này khó chấp nhận trong cuộc sống đời thường. Chúng ta có thể hiểu đó là những bữa ăn từ thiện hay là những cuộc viếng thăm người nghèo và tặng quà vì bác ái. Điều Chúa muốn nhấn mạnh là thái độ cho đi mà không chờ đền đáp. Trong mối tương quan đời thường, người ta hay tặng, cho nhau với mục đích “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, tức là người ta mong mình sẽ được bù lại nhiều hơn điều mà mình đã cho đi. Chính dựa trên Đức Tin mà chúng ta có thể ban tặng cho anh chị em mình một cách vô vị lợi, vì chúng ta xác định mọi sự là của Chúa ban cho chúng ta. “Anh em hãy lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không”.

“Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường” (Henry Frédéric Amiel). Nói đến khiêm nhường, ta thường nghĩ đến sự hạ mình trước người khác. Khiêm nhường còn được hiểu là sự khiêm tốn với chính bản thân, tức là không tự đánh giá mình quá cao. Tự khiêm nhường, đó còn là những cố gắng để vươn lên, ham học hỏi và tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm để có thể trưởng thành trên đường đời.

Lão Tử lấy hình ảnh nước để nói về sự khiêm tốn: “Bậc trọn lành giống như nước. Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nền gần Đạo” (Đạo Đức Kinh, chương Cool. Bậc thánh nhân cũng phải như vậy, phải sống cuộc đời khiêm cung từ tốn, quên mình vì người, không tự cao tự đại, có như thế mới gần Đạo gần Trời.

Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ, kiêu ngạo một chút đã là thừa. Con người mang trong mình sự kiêu ngạo vốn có từ thời tổ tông. Chính vì thế mà lời Chúa kêu gọi trong Tin Mừng vẫn mang tính thời sự với mỗi chúng ta. Nên thánh, suy cho cùng, cũng là đạt tới sự khiêm nhường đích thực trước mặt Chúa và đối với tha nhân.

+Gm Giuse Vũ Văn Thiên
* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Khiêm tốn làm đầu (Bài giảng Chúa nhật XXII mùa Thường niên C)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: TƯ LIỆU :: Căn Bản Sống Đạo-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu May 02, 2024 12:03 am.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất