NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3 Icon_minitimeSat Aug 16, 2014 9:07 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3 2 NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3 Th_23 NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3 Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3

NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3
Không hiểu vì sao mà tôi nhớ Huế quá chừng. Đêm nằm trăn trở vẫn thấy hiển hiện dòng Hưong Giang nước xanh trong… Mới đây, hai vợ chồng làm một cuộc viễn du từ Diên Khánh ra Đà Nẵng, rồi Huế... Mới trở vào, đã nghe thèm mè xững sông Hương. Hay đó là quê vợ, nơi mà:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Hóa ra nhà thơ Chế Lan Viên có lý. Huế, nơi tôi đã học một quãng thời gian, tuy không dài, nhưng đã trải qua bao biến động…bao nỗi nhớ nhung…cũng đủ để nhớ mãi cả đời. Mà tôi lại lấy vợ Huế nữa…
Tôi thuộc lứa sinh viên “Tú Tài Mậu Thân, Cử Nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu vì đỗ Tú Tài Mậu Thân (niên khóa 1967-68) nhưng Cử Nhân thì phải đợi đến…Giáp Dần (1974)!
Có lẽ số lận đận trong học hành, thi cử! Đó là nói vui hoặc tự an ủi, sự thực là đậu Tú Tài ban B, hạng bình thứ, nhưng không đậu nổi vào Nông Lâm Súc Sài Gòn, bèn ghi danh học MPC ở Đà Lạt. Học cả năm không đậu, đành hát bài “quy cố hương”.
Anh chị trong gia đình vẫn muốn tôi tiếp tục ghi danh vào Đại học Khoa Học, nhưng tôi sợ môn Toán, Lý, Hóa. Lại nữa, hồi ở Đà Lạt, thỉnh thoảng tôi theo số sinh viên Sử Địa đi du khảo nơi này, nơi khác nên thích học Địa Lý. Tôi cũng mê môn Sử từ những ngày ở Trung Học nên đã “dũng cảm” ghi danh vào Ban Sử Địa ở Trường Đại học Văn Khoa. Niên khóa 1968-69, ĐHVK đã bắt đầu theo chương trình “niên chế” (tín chỉ) và tôi vào năm thứ nhất chương trình này.
Quê tôi ở Đà Nẵng. Cha, anh, chị tôi đã từng học và làm việc ở Huế. Nhờ đó, tôi cũng đã có vài lần ra Huế lúc còn nhỏ nên tôi vẫn có cảm tưởng Huế rất thân thiết. Khi ra Huế học, tôi được ở tại Cư Xá Sinh Viên Huỳnh Thúc Kháng của Hội Ái Hữu Đồng Châu Quảng Nam, tòa soạn cũ của báo Tiếng Dân. Có lẽ nhờ những thuận lợi đầu tiên đó, (cùng với việc ở Cư Xá chỉ biết lo học: từ cách sống tập thể…, đến việc tìm tòi, tra cứu, cách trình bày một bài làm ở những người anh học năm cuối Việt Hán hay Luật Khoa) nên, ngay năm đầu tiên, kết quả học tập của tôi tương đối khả quan.
Hè năm ấy, phải đi ''Quân Sự Học Đường'' ở Phú Bài một tháng, tôi học với sinh viên năm thứ 2,3... của tất cả các Phân Khoa vì, trước đây, tôi đã có 5 tuần học ở Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, tại Ninh Hòa do Đại Học Đà Lạt gửi xuống. Thay vì tiếp tục học năm thứ 2 sau hè, tôi lại nộp đơn thi vào Đại Học Sư Phạm vì gia đình tôi cho là:“chỉ có vào ĐHSP thì may ra, khi học xong, mới được hoãn dịch!”
Ngày vào vấn đáp, một số người có trường hợp như tôi từ Quân Trường về thi, mặc đồ lính, tóc húi cua! Bây giờ, hơn bốn mươi năm đã qua, nhớ lại vẫn thấy buồn cười! Vậy là, nếu chỉ cần thêm một năm như thế nữa, tôi đã đậu bằng “cử nhân năm thứ nhất”!
Năm đầu tiên ở ĐHSP, lớp tôi có một người ở Đà Nẵng, đó là Hoàng Văn Tôn. Không lâu sau, hắn trở thành “dân chơi” ở lớp, ở khoa, ở cả ngoài đường vì đã có thành tích ăn chơi từ Trung Học. Tôi với Tôn nhanh chóng thân nhau dầu tôi chỉ thuộc hạng “ăn chơi nửa mùa” thỉnh thoảng cũng đi giang hồ vặt theo kiểu “nghe tiếng cơm sôi, bỗng nhớ nhà!”
Tôn ở trọ nhà bà con bên ngoại, đầu đường Huỳnh Thúc Kháng, gần cư xá tôi ở. Qua Tôn, tôi quen biết gia đình Đặng Ngọc, phòng vẽ Ngọc Duy, bạn Thanh Nhã (lớp Việt Hán), Thanh Hải (lớp Anh văn), Lệ Hà (lớp Việt Văn) khóa sau, để rồi vòng giao tiếp mở rộng dần đến một số sinh viên âm nhạc, mỹ thuật, tạo tác... Nhóm chúng tôi chọn nhà Nhã làm “nơi gặp gỡ”… uống cà-phê, nghe nhạc, trà đàm…. thậm chí cùng nhau đi ngắm người trong các buổi xuống đường, tuyệt thực, tranh đấu! Có điều chúng tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở nhau: phải học chăm, học giỏi để, cuối năm, có kết quả cao nhất! Lên năm thứ ba, lại sinh hoạt với Phong Trào Du Ca Huế, đi hát “uỷ lạo chiến sĩ tiền đồn” nhân ngày Giáng Sinh ở các căn cứ Bastogne, Checkmate, Birmingham…Đó là chưa kể những lần đi cứu trợ bão lụt, dọn nhà cháy cùng với sinh viên liên cư xá. Tôi nhớ những ngày di tản về Đà Nẵng sau mùa hè đỏ lửa 1972, ưu tư về thời cuộc thì ít, mà nỗi lo không biết ngày nào được ra lại Huế thì nhiều. Bởi vậy, khi có ai đó, trong những ngày chiến sự ác liệt, ra được Huế rồi trở vào, mang theo một bi-đông nước lấy từ Huế, chúng tôi đi uống cà-phê, và mỗi người thưởng thức một ngụm nước sông Hương, mà cứ ngỡ như dân Hồi Giáo uống nước đem về từ thánh địa La Mecque!
Dông dài như thế để các bạn hiểu rằng cỡ như tôi học thì xoàng mà sao “mâm nào cũng có”? Cũng dễ hiểu thôi mà! Tại Quân Trường Đống Đa (Phú Bài) dứt khoát tôi ở đại đội đàn anh, cùng với sinh viên khóa Nguyễn Đình Chiểu. Ở ĐHVK, tôi cùng học với những sinh viên từ sư phạm (khóa Lương Văn Can) gửi qua và chính thức là sinh viên khóa Huỳnh Thúc Kháng. Sau này, vợ tôi lại là một đàn chị ra trường từ khóa Nguyễn Đình Chiểu! Nên, khi ai hỏi vợ làm gì, ở đâu, mà cần phải trả lời chi tiết, tôi đem cái chiêu bài “Tú tài Mậu Thân, Cử Nhân Nhâm Tý” ra dùng để lấp cái đàn em thua thiệt về tuổi nghề của mình!
Xa Huế đã lâu lắm, nhưng năm nào tôi cũng phải về thăm một lần trong dịp hè. Vào thời bao cấp, về Huế thăm gia đình vợ. Sau này, thăm các em vợ còn ở lại Huế, nhưng tận cùng thâm tâm vẫn là thăm cái nôi kỷ niệm ngày đi học, nơi mình đã từng sống trong những năm tháng sôi động, còn đọng lại nhiều kỷ niệm khó quên! Trong những lần về Huế đó, nhất định phải đảo một vòng qua Trường Văn Khoa, Sư Phạm cũ, vào Mai Thúc Loan nội thành để nhớ ngày xưa ''đi đếm'' những cây phượng đã nở… Có những buổi chiều tôi cùng với thằng con trai nhỏ đi bộ suốt từ đường Phan Bội Châu lên Trần Hưng Đạo để tìm lại cái không khí “bát phố” đã trở thành thói quen cuối tuần suốt những năm đi học. Dạo đó, tôi thường mua một vài cuốn sách hoặc ngắm người đẹp trên phố hay tìm lại tâm trạng:
“Bên cầu đứng ngắm em qua phố
Bận áo vàng xưa bỗng giật mình” (thơ Nguyễn Phước?)
Sau này, vật đổi sao dời nên chỉ còn đọng lại trong tôi tâm trạng buồn và nỗi nhớ về “những người muôn năm cũ”!
Ra trường, đi dạy, mải mê lao vào dòng chảy của suối đời gian nan, thử thách, bất an và đầy nghiệt ngã, tôi vẫn rất nhiều lần nhớ Huế; nhưng lạ quá, hình ảnh Thầy Cô nhiều lúc lờ mờ trong ký ức, chỉ nhớ được một số người, một số vị không nhớ nổi tên. Trái lại, kỷ niệm vui chơi với bạn bè thì vẫn hiện lên mồn một: nhớ những ngày đi học trời lất phất mưa, đi bộ qua cầu với Thanh Nhã, mỗi đứa nói tên một bản nhạc mà tựa đề có chữ Xuân, rồi cứ thế, Hạ, Thu, Đông... cho đến khi vào lớp. Nhớ những đêm cùng vài anh em cư xá qua Tổng Hội uống cà-phê chị Giang đến khi về thì đã trễ, mỗi thằng xách giày, dép qua cầu để nghe mát lạnh dưới bàn chân. Lại nhớ lần ủng hộ Thông, Tiếp, Hải, Ngọc…tranh cử vào Ban Đại Diện Sinh Viên Sư Phạm, nhớ ngày cả nhóm chạy gạo cứu trợ đồng bào Quảng Trị vào ở bên Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt trong mùa hè đỏ lửa 1972, nhớ những ngày tham dự trại “Nối vòng tay lớn” của sinh viên quốc nội cùng với một số sinh viên từ nhiều nước trở về sau hè 1972…Rồi lan man nhớ đêm kết thúc đại hội Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo để có dịp được nghe Vũ Thành An hát “Anh đến thăm em đêm ba mươi” và một bản mới vừa được sáng tác “Một lần nào cho tôi gặp lại em” (để “tặng các chị cư xá Mai Trinh”!) Ơi nỗi nhớ miên man, nỗi nhớ thật khôn cùng, nhưng cũng là nỗi nhớ…tuyệt vời!
Trong cuốn nhật ký “viết những khi thích” (có từ đầu những năm 1980), ở phần nhớ về Huế, tôi đã ghi:“Cứ vào những ngày gần giữa tháng chạp, khi bên ngoài lành lạnh và màu nắng trở vàng, lòng tôi bỗng rộn lên những xôn xao khó tả. Nhớ phố, nhớ hành lang Văn Khoa, văn phòng Ban Đại Diện Sinh Viên Sư Phạm ngập tràn tiếng hát “ngày xuân nâng chén...” trong những buổi tập cho“Đêm Văn Khoa”, “Đêm Sư Phạm” trước khi trường nghỉ Tết. Đã bao năm qua rồi mà tiếng hát ngày ấy vẫn cứ quyện mãi lòng tôi mặc cho sóng đời vùi dập, mặc cho trái tim thành chai sạn trước những thăng trầm của thực tế cuộc sống!”
Tháng 7.1974 ra trường, tháng 10 nhận nhiệm sở ở Cam Ranh, tôi, Kim Ngân và Kim Quỳ cùng dạy học và sinh hoạt với nhau vô cùng thân thiết. Tôi cưới Kim Ngân không lâu thì Kim Quỳ ra nước ngoài. Nhiều đêm hai vợ chồng vẫn cùng nhớ về Huế…Có một thời gian hơn 10 năm, tôi chuyển sang làm việc khác ở Cam Ranh, xa nhà gần 50 km …Nhưng, khi các con đi học, rồi đi làm và ở hẳn Sài Gòn, vợ ở nhà một mình, tôi lại phải quay về. Tôi nghĩ rằng mình đã được đào tạo từ ĐHSP Huế nên cần phải đem kiến thức học được ở trường để tiếp tục dạy một số tiết ở Trường Bán Công như là một cách giữ mối dây thâm tình với Huế và mặt khác khỏi phụ lòng mong ước của gia đình.
Tôi vẫn nhủ lòng: Rất may mà mình lấy người vợ Huế để có những lúc cùng buồn cùng vui với Huế và cùng nhớ Huế… Huế với tôi, không chỉ là hoài niệm, kỷ niệm mà còn là một thực thể sống động vô cùng thân thiết, luôn ở trong tôi như… người vợ dấu yêu mặn nồng gắn bó cả cuộc đời…

Nguyễn Hoàng Quý (Lớp Sử Địa, khóa Huỳnh Thúc Kháng)
Diên Khánh, 17.9. 2009

NHỚ HUẾ 2

Tôi là bạn cùng Khóa 13 ''Huỳnh Thúc Kháng'' mà tác giả Nguyễn Hoàng Quý đã kể lại. Đọc tâm tình của anh ta, tôi cũng buồn, nhớ Huế da diết và không thể nào quên những ''ngày, tháng, năm thơ mộng thời hoa niên'' ở Trung Học và Đại Học Văn Khoa, Sư Phạm Huế. Tôi cũng có nhiều điểm giống tác giả: Học ban khác trước (Triết, Việt Hán và vào ngồi nghe ké ở các lớp không cùng ban), rồi mới thi vào Đại Học Sư Phạm (Pháp Văn), Đi Quân Sự Học Đường ở Trung Tâm Huấn Luyện Phú Bài, học chung với tác giả, với sinh viên trên lớp mình. Khi về thi ''vấn đáp'', tôi cũng ''mặc đồ lính, tóc húi cua!'' (lời của tác giả), lại còn vẽ bốn sao trên mũ sắt, viết chữ Latinh trên lưng áo: ''Canis Vita'' (Vie de Chien, Dog Life) với ý là ''chọc'' anh em cùng khóa mà thôi. Nhưng, hồi ấy, Tướng, Tá, Sỹ Quan...ở Quân Trường rất vui vẻ và thông cảm cho anh em sinh viên phải tạm gác bút nghiên, đi ''Đoạn Đường Chiến Binh'' ở Trung Tâm Huấn Luyện. Nhờ đó, tôi rất nghịch, kể chuyện tếu, chọc, phá ở Quân Trường. Khi Sỹ Quan nọ đọc kết quả của Đại Hội H2 và phát ''Chứng Chỉ Cao Cấp Quân Sự Học Đường'', tên tôi được xướng lên là người ''áp cuối''. Ai dè ông Sỹ Quan ấy ''chọc lại'' sinh viên, nghĩa là tôi đậu hạng nhì!
Tôi quen rất nhiều bạn ở các Phân Khoa khác, đã tham gia vào các sinh hoạt mà tác giả kể lại, nhất là ''tái thành lập'' Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Huế theo Chỉ Thị của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và sự hỗ trợ của Linh Mục Nguyễn Văn Lập (Cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt), Tổng Đại Diện Địa Phận Huế, với mục đích duy nhất là giúp nhau sống Tin Mừng.
Trước biến cố 75, tôi có đến Cam Ranh thăm Nguyễn Hoàng Quý và một số anh chị em đồng nghiệp. Sau biến cố ấy, ghé lại nơi này, tôi chỉ còn gặp một vài người, trong đó có Thiết, Quý (họ Đinh) là bạn thân, lớp Sử Địa, trước Hoàng Quý và tôi một khóa.
Có lẽ tôi ''được Trời xe duyên: tặng cơ hội quen thân với nhiều anh em Ban Sử Địa'' để học hỏi thêm kiến thức nơi họ. Nhờ biết nhiều về Lịch Sử và Địa Dư, anh-chị-em-Ban-ấy, học ở Huế, bèn thương Huế và, giờ đây, nhớ Huế như tác giả Nguyễn Hoàng Quý không phải là dân ''Huế'', nhưng hồn đã thấm Huế nên thơ, trữ tình...
Nhân đây, qua Trang đăng bài viết của tác giả, tôi mến thăm tất cả những người bạn và Niên Trưởng thuở xưa. Xin cám ơn bạn Hoàng Quý đã làm tôi rơi nước mắt ở xứ người. Nhờ Hoàng Quý, nay mai, mình sẽ kể chuyện vui ''Quân Sự Học Đường'' mà, bấy lâu nay, ''moa'' lỡ dại quên...

Phan văn Phước (người giới thiệu ''Nhớ Huế 1'' và ''Nhớ Huế 3'')
Sau khi ''Nhớ Huế 1'' và ''Nhớ Huế 2'' được đăng ở vài Trang, tôi tìm ra ''Nhớ Huế'' khác, do một Cô ''vô danh'', người Đà Nẳng, viết để ca tụng Huế, nhất là các O xứ Thần Kinh. Tôi bèn gọi bài ấy là:

NHỚ HUẾ 3

Thời gian gần đây, tự nhiên Huế được nhắc tới hoài. “Nhớ Huế” bệnh hay lây, “tui” không phải là dân Huế, không ở Huế lâu, mà cũng đâm ra “dzớ” Huế da diết, nhất là thỉnh thoảng gặp ngày trời lại đổ mưa dai dẳng!
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng, thành phố láng giềng của Huế. Tuy chỉ cách nhau khoảng 100 cây số, từ khung cảnh, khí hậu đến con người, qua khỏi đèo Hải Vân là thay đổi hẳn.
Huế chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Suốt mấy tháng liền, mưa xứ Huế sướt mướt như người con gái khóc dai, nỉ non, thánh thót suốt mấy ngày liền mới dứt, rồi lại mưa nữa! Mưa rả rích trên mái ngói âm dương rêu phong cổ kính, mưa lộp độp trên tàu lá chuối sau vườn, mưa dâng nước sông Hương, mưa ngập lụt thành quách! Mưa buồn, ít có mưa... vui!
Mưa chi mưa mãi
Lòng nhớ nhung hoài
Nào biết nhớ nhung ai!...
Mưa mãi hoài như rứa nên trai gái Huế cứ ngồi mà nhớ nhung nhau, dệt bao nhiêu là khúc tình ca, lãng mạn êm đềm cũng có mà chia ly đành đoạn cũng nhiều!
Đà nẵng thì nắng sớm mưa chiều, giông bão ầm ầm rồi tạnh, thành phố hải cảng ồn ào, cởi mở và ít thiên tai hoạn nạn.
Khung cảnh khác thì con người cũng khác. Huế thì điệu ơi là điệu, điệu rơi điệu rụng, còn dân Quảng nam, Đà nẵng thì bộc trực, thích ăn là ăn, thích nói thì nói! (Nhiều ông chồng Quảng nam còn dám tuyên bố: Tui ăn cục nói hòn như rứa đó, chịu được thì thì chịu, không chịu được… thì thôi!)
Tôi hợp với Đà nẵng nhưng lại ngưỡng mộ Huế. Đối với tôi, cô gái Huế là hình ảnh cô gái Việt Nam tiêu biểu nhất, e ấp dịu dàng mà đằm thắm. Con gái Huế đẹp, thoáng gặp là đã ngẩn ngơ!
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành!
Anh chàng trai Quảng Nam mà tán được cô gái Huế chắc là gay go lắm. Anh vốn ăn nói thẳng quá, không quanh co khéo léo, không biết chiều từ thằng em nhỏ cho tới mệ nội, mệ ngoại nhà nàng, phải bền bỉ lắm mới thành công.
Tiếc một điều là lạ lắm, những người đẹp xứ Huế mà đi khỏi Huế thì bớt đẹp hẳn đi. Những nhan sắc đã từng làm cho bao trái tim phải thổn thức, qua đến Mỹ chỉ còn phảng phất nét ngày xưa mà thôi. (Những nữ nhân Huế mà quý vị thấy đẹp bây giờ thì ngày xưa còn… đẹp hơn nhiều lắm!)
Câu thơ của Nguyên Sa:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Qua đến đây, được nối tiếp bằng hai câu:
Áo lụa Hà Đông dệt bằng lông sư tử
Em mặc vào giống sư tử Hà Đông!
Xin lỗi những người đẹp xứ Huế, không bao giờ đàn bà Huế là sư tử Hà Đông hết!
Lúc bực dọc tức giận lắm cũng chỉ đay nghiến dằn vặt thôi, ít khi thấy có ai lồng lộn gào thét cả. Nói lang bang dễ bị lạc đề, tôi chỉ muốn nhắc đến tà áo lụa của cô gái đất thần kinh, những bóng dáng mà tôi là đàn bà con gái còn mê thay, huống chi mấy anh Bắc kỳ, Nam kỳ từ xa đến.
Người con gái Huế đẹp thơ mộng, thướt tha trong chiếc áo lụa trắng ngà, nón bài thơ e ấp và mái tóc thề mượt mà buông xỏa ngang lưng. Cô gái Huể yểu điệu đi bộ một mình cũng đẹp,, vài cô đạp xe qua cầu Trường Tiền, tà áo bay bay cũng đẹp, mà đến lúc mít tinh, cạnh trường Quốc Học, từng nhóm ríu rít, khúc khích cười đùa duyên dáng vì biết đang có người dõi mắt ngưỡng mộ mình cũng đẹp luôn! Người đẹp xứ Huế đối với tôi là nàng thu của Xuân Diệu: “Nàng thu bước ra khoan thai, hai tà áo thướt tha, chân không có tiếng, thỉnh thoảng cánh quạt khẻ mở, để lộ đôi mắt êm như trời thu buổi chiều. Mặc dầu bên tây cũng có mùa thu nhưng thiên hạ vẫn cứ tưởng mùa thu là ở… Huế!” Khung cảnh đền đài, lăng tẩm cổ kính, dòng sông Hương êm đềm chảy quanh co, cầu Trường Tiền, hàng phượng vĩ… đã tô điểm cho người đẹp xứ Huế, nhưng chính thật con gái Huế cũng đáng ca tụng với tóc thề áo lụa thanh nhã dịu dàng. Sau năm 54, chắc chắn không phải áo lụa được các cô gái Huế ưa chuộng dệt ở Hà Đông, có thể đó là lụa tơ tằm được dệt ở Quảng Nam, vùng Duy Xuyên, Kỳ Lam:
Duy Xuyên là lụa mỹ miều
Thôn Mai mắc cửi, xóm Chiều tơ giăng
Áo lụa không trắng tinh mà trắng ngà, óng ả. Sợi tơ tằm nếu cứ giặt xà bông hoài thì sẽ mất nước bóng, vàng xỉn đi, mất đẹp. Áo giặt sạch xong phải ngâm với chanh vắt thì nước lụa mới đẹp. Lụa tơ nguyên chất nên phải ủi lúc còn âm ẩm. Bàn ủi phải thật nóng, ủi thử vào vạt hò trước rồi đến tay áo, thân áo và hai vạt áo sau cùng rồi treo lên móc cẩn thận. Món ăn Huế thanh tao, chỉ “ăn lấy hương, lấy hoa”, thức ăn đựng trong những đĩa trà nhỏ xíu nên ít khi có đàn bà con gái Huế nào đầy đặn hay hấp dẫn kiểu ba vòng rõ rệt. Con gái Huế đẹp mảnh mai, thanh thoát, áo may vừa phải, không thắt, không chật. Lụa dễ bị nhăn và mong manh dễ rách nên phải nương nhẹ. Xe đạp phải có lưới ở bánh sau, đề phòng tà áo bị dây sên cuốn, vạt áo sau dắt nhẹ vào một sợi dây thun. Ngồi trong lớp học, tà áo buông nhẹ sau lưng. Lúc bước đi, phải uyển chuyển dịu dàng với tà áo thướt tha. Con gái Huế không được hấp tấp vội vàng hay chạy nhảy kẻo sợ bị chê:
Vô duyên chưa nói đã cười,
Chưa đi đã chạy là người vô duyên!
Ngoài áo lụa trắng, màu áo được ưa chuộng khác là màu tím. Màu tím than có sắc đậm hơi xanh. Màu tím Huế sắc đậm hơi đỏ. Áo trắng mặc đi học, áo tím mặc đi chơi, còn áo hoa hòe ít thông dụng. Nhìn sau lưng, dáng dấp yểu điệu của áo lụa được kết hợp, tô điểm với mái tóc thề xỏa ngang lưng. Mái tóc đẹp phải đen, dày và mượt. Từ tuổi mười hai, mười ba, người đẹp xứ Huế đã biết săn sóc mái tóc trời cho, gội đầu bằng bồ kết và chanh, xả lại bằng nước mưa càng tốt và hong tóc bằng gió sông Hương. Thỉnh thoảng cẩn thận một chút, , người đẹp lại nuôi tóc bằng lòng đỏ hột gà, trùm kín đầu một lúc rồi mới xả. Vô phúc cho anh chàng ái mộ viên nào tới thăm nàng vào lúc này, nhất định đứa em sẽ bảo: Chị em không có nhà! Tóc thề phải dài đến giữa lưng, cắt thẳng, ngọn tóc không vàng hoe, không chẻ đọt. Chỉ có con gái mới để tóc thề, đàn bà tóc tai phải gọn gàng hơn. Nắng Huế hanh vàng dù ngay giữa mùa hè oi ả, chứ không gay gắt như nắng Sài gòn, tóc thề mướt thêm vì được bảo bọc, che chở bằng chiếc nón bài thơ. Bây giờ, các cháu gái lớn lên ở Mỹ chắc không hình dung nổi chiếc nón bài thơ nhưng hồi trước, ai ghé thăm Huế cũng đều không quên mua nón bài thơ và kẹo mè xửng để làm quà.
Nón bài thơ mỏng và nhẹ, chằm bằng hai lớp lá kè, giữa là giấy được cắt thành hình sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ, lăng tẩm đền đài … và nhất là phải có một câu thơ. Nhìn qua nắng, những hình ảnh này hiện ra lung linh như hình đèn kéo quân. Nón lá phải trắng mịn, quang một lớp dầu cá rất mỏng. Nón găng dày hơn, kiểu cọ hơn, chỉ dùng cho các bà mệnh phụ có tuổi. Nón lá thường buộc quai nhung đen, có người đẹp khôn ngoan hơn, dùng nhung hay nỉ màu đỏ huyết dụ, tô thêm màu hồng của đôi gò má! Nón bài thơ không chịu được gió mưa, vành sẽ sổ, lá sẽ bong, và phải nương nhẹ như áo lụa vậy. Con gái Huế đi mô cũng phải có cái nón mới yên tâm. E ấp điệu bộ như rứa, nhưng có anh mô đi theo, cách cả chục bước cũng biết hết, mà biết cả ngọn nguồn lai lịch nữa mới là tài! Lúc bối rối thẹn thùng thì nghiêng nghiêng vành nón, vân vê quai nón, cũng có bạn mà chia xẻ nỗi bâng khuâng. Đồng bộ cho tóc thề, áo lụa, nón bài thơ là đôi guốc trắng quai trong, gót không cao lắm, không xước mẻ, không màu mè. Nữ sinh Đồng Khánh không được trang điểm, ai điệu lắm thì thì dùng chút phấn nụ và đánh răng bằng kem Leyna, để lại trên vành môi chút màu hồng như vô tình. Con gái Huế còn đẹp bằng cái tên, những nàng Tôn Nữ, Nguyễn Khoa, Lê Khắc… kèm theo tên riêng: Dạ Khê, Diệu Uyển, Lan Đài, Tuệ Thư … Từ thanh âm cho đén ý nghĩa đều được trau chuốt, chọn lọc kỹ càng. Đàn ông miền trung hơi có máu phong kiến, chồng chúa vợ tôi, nhưng cô con gái Huế được ba mẹ quý như vưu vật trời cho để tô điểm gia đình. Có cô con gái được nhiều người ngấp nghé, thăm hỏi là niềm hãnh diện của bà mẹ. Người đàn bà lớn tuổi thường thương con một cách thực tế, có khi quên đi hay không thông cảm với tình yêu lãng mạn tuổi mới lớn nên thường ép con làm vui lòng ba mẹ để lấy một người chồng mà họ nghĩ là xứng đáng hơn. Nhiều khi người con gái phải gạt lệ, quên đi mối tình thơ mộng, lấy một người chồng danh giá từ bên Tây mới về hay bác sĩ, kỹ sư ở Sài Gòn mới ra. Đắm mình trong bổn phận làm vợ, làm mẹ, nhưng cũng có những phút buồn thoáng qua:
Vẫn để hồn theo người lận đận,
Vẫn hằng trông đếm bước anh đi…
Tình xưa nghĩa cũ còn vấn vương, chút buồn thương trong ánh mắt cũng tô điểm thêm cho cuộc đời. Có tội hay vô tội, xin đừng gay gắt phê bình, rồi đâu cũng vào đó! Xã hội Huế khắt khe, chuyện “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”, người con gái Huế e ấp sau hàng chè tàu cũng nhút nhát, ít khi có gan làm điều chi quá đáng. Những mối tình đẹp thường hay dang dở, không thành, vì nếu thành rồi thì ít đẹp khi va chạm với thực tế phủ phàng. Mới đó mà đã cách xa ngàn vạn dặm, những chàng trai đã có một thời ước mơ được làm rể đất thần kinh hãy quên đi những mệt nhọc, khó khăn trước mắt, lắng lòng mình lại để mơ về một ngày xa xưa với tóc thề áo lụa, vợ không biết mô mà sợ! (Xin mấy chị đừng giận mà nghĩ rằng tôi nối giáo cho giặc – ông chồng tui mê không biết mấy người đẹp xứ Huế rồi, mà rốt cục cũng về tay tui!) Phút mặc niệm chấm dứt, lại lái xe, lại jobs, lại bill. Nhưng thôi, ít nhất thì cũng “Còn một chút gì để nhớ, để thương!”

(Không tìm ra quý danh tác giả của NHỚ HUẾ 3. Còn nhiều ''Nhớ Huế'', xin mời đón xem trong "vuiviet.vn/chui-kieu-hue-giua-cho-dong-ba.html". PvP)
Giận lắm, mà ''chửi'' theo kiểu ''càm ràm'' thì không đến nỗi chi mô, Bà Con nờ:


* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

NHỚ HUẾ 1, NHỚ HUẾ 2 và NHỚ HUẾ 3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: VĂN HÓA :: TRUYỆN NGẮN-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Fri Nov 22, 2024 1:20 am.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất