ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ  Icon_minitimeTue Feb 21, 2012 7:55 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ  2 ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ  Th_23 ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ  Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ

ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ
ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ

Ơn toàn xá, ơn đại xá, ơn tiểu xá là gì? Tại sao lại có các ơn này? Phải làm gì để lãnh được đủ các ơn này?

Ðền Tội Và Ân Xá

"Này đây phân nữa tài sản của tôi, tôi xin cho người nghèo;
và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." (Lc 19,1-10)

1. Việc đền tội có ý nghĩa gì?

Việc đền tội nhằm bù đắp phần nào những thiệt hại do tội lỗi gây ra. Việc đền tội cũng cho ta được dịp chung phần đau khổ với Chúa Kitô, và trở nên giống Ngài là Ðấng đã đền tội thay cho ta.

2. Ngoài việc xưng tội còn có những hình thức sám hối nào?

Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí.

3. Ân xá là gì?

Là sự tha thứ ta nhận được từ kho tàng các công ơn của Chúa Giêsu và các thánh, do Hội Thánh ban phát, để xóa bỏ những hình phạt ta còn phải chịu sau khi tội đã được tha.

4. Có mấy thứ ân xá?

Có hai thứ ân xá:

- một là ơn đại xá, tha toàn phần các hình phạt,

- hai là ơn tiểu xá, tha một phần hình phạt mà thôi.

5. Muốn hưởng ơn đại xá ta phải làm gì?

Phải làm những việc Hội Thánh dạy và quyết tâm hoán cải bằng cách dứt khoát với tội lỗi, rước lễ và cầu nguyện theo ý Ðức Giáo Hoàng.

ƠN TOÀN XÁ (ĐẠI XÁ)

Trước hết, chúng ta nên nhớ là Ơn Đại Xá và Ơn Toàn Xá chỉ là một ơn duy nhất, song được Việt Ngữ diễn tả bằng hai cách khác nhau. Ơn Đại Xá hay Ơn Toàn Xá là ơn hoàn toàn tha tất cả mọi hình phạt do tội lỗi cần phải đền, dù các tội lỗi ấy đã được Bí Tích Hòa Giải thứ tha. Bởi thế, ai thực sự hưởng trọn Ơn Toàn Xá này thì khi chết, nếu chưa kịp phạm thêm một tội nào khác, sẽ được lên Thiên Đàng ngay, không phải qua luyện tội tí nào, giống hệt như trường hợp chết ngay sau khi được rửa tội, hay trường hợp được phúc tử đạo vậy, vì cả hai trường hợp được so sánh này, trường hợp rửa tội bằng nước và bằng máu ấy, theo Giáo Lý, đề được tha chẳng những tội lỗi mà còn cả tất cả mọi hình phạt do tội lỗi đáng phải đền nữa.

Chính vì lý do Ơn Toàn Xá chỉ tha tất cả mọi hình phạt chứ không phải tha chính tội lỗi mà điều kiện tiên quyết để được lĩnh Ơn Toàn Xá này là phải sạch tội hay phải xưng tội. Điều kiện thứ hai là hiệp lễ, bởi vì nếu Ơn Toàn Xá làm cho linh hồn được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa ngay, tức được hiệp thông với Ngài liền ngay sau khi Kitô hữu qua đời, thì thật là hợp tình hợp lý cho việc con người tỏ ra hết lòng khao khát muốn được hiệp thông vời Ngài, qua việc Hiệp Lễ vậy. Và điều kiện thứ ba là cầu theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng, một điều kiện liên quan đến việc hiệp thông với Giáo Hội Chúa Kitô, với Cộng Đồng Hiệp Thông Ân Phúc, một cộng đồng chất chứa kho tàng công nghiệp của Chúa Kitô, của Mẹ Maria và của Các Thánh là những gì linh hồn được trọn vẹn hưởng bằng Ơn Toàn Xá vào một dịp đặc biệt nào đó, như vào các Năm Thánh, hay vào dịp Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2006 này.

Thế nhưng, để lĩnh Ơn Toàn Xá vào mỗi dịp đặc biệt, ngoài 3 điều kiện căn bản bất khả thiếu trên đây, Kitô hữu Công Giáo chúng ta còn phải thi hành đúng qui định của Tòa Thánh cho mỗi dịp nữa, những qui định thường liên quan đến 4 yếu tố là thời điểm, thụ nhân, địa điểm và việc làm.

LÃNH ÂN XÁ: ĐẠI XÁ, TIỂU XÁ

Ðiều thuộc đức tin là: Giáo hội có quyền ban Ân xá. (D. 989,998).

Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Ðức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.

Ân xá có hai loại: Ðại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần).

Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994).

Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:

1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm (Tông huấn Ân xá số 26).

2. Phải xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá, rước lễ chính ngày lãnh đại xá, và cầu nguyện theo ý Ðức Giáo Hoàng là đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng, hay một kinh nào tùy lòng đạo đức mọi người. Khi viếng nhà thờ để lãnh đại xá sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin kính.

Bà Thánh Brigitta nói: "Ai lãnh được một đại xá trước khi chết, thì sẽ được tha thứ và được rước vào Thiên đàng ngay, như khi vừa lãnh Bí tích Rửa tội mà chết vậy".

Ngày 1.1.1967, Ðức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục đã định lại các ân xá. Mọi ngày chỉ được lãnh một đại xá, trừ khi gần chết được lãnh thêm một đại xá nguy tử (số 24).

Tiểu xá có thể lãnh một ngày nhiều lần (số 24,3).

Sau đây xin kể những kinh, những việc có đại xá, tiểu xá:

1. CÁC KINH CÓ ÐẠI XÁ (theo số trong Tông huấn)

22. Ðọc kinh Lạy Ðức Chúa Giêsu rất nhân lành rất cam thay sau khi Rước lễ các Thứ Sáu Mùa Chay, và Tuần Thương khó. Các ngày khác chỉ được tiểu xá.

26. Ðọc kinh Lạy Ðức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa để đền tạ Chúa. Các ngày khác chỉ được tiểu xá.

27. Ðọc kinh Lạy Ðức Chúa Giêsu rất êm ái dịu dàng, là Ðấng đã chuộc tội loài người ta vào ngày lễ Chúa Giêsu Vua. Các ngày khác chỉ được tiểu xá.

48. Ðọc chung và suy ngắm 50 kinh Mân côi trong nhà thờ, hoặc nhà nguyện công, hoặc với gia đình, cộng đồng tu trì, hay hội đạo đức. Ngoài ra chỉ được tiểu xá.

59. Hát kinh "Ðây Nhiệm tích vô cùng cao quí" tối Thứ Năm Tuần Thánh và lễ Mình Thánh Chúa. Hát các lúc khác chỉ được tiểu xá.

60. Hát kinh Tạ Ơn Chúa (Te Deum) chiều ngày cuối năm. Hát lúc khác chỉ được tiểu xá.

61. Hát kinh Ðức Chúa Thánh Thần (Veni Creator) ngày đầu năm mới và lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Các lúc khác chỉ được tiểu xá.



2. CÁC VIỆC CÓ ÐẠI XÁ

3. Viếng Chúa, chầu Mình Thánh Chúa nửa giờ. Không đủ nửa giờ chỉ được tiểu xá.

11. Viếng một trong bốn đại Thánh đường Rôma vào lễ Bổn mạng đại thánh đường ấy, hoặc tùy chọn một lần trong năm.

12. Lãnh phép lành Ðức Giáo Hoàng ban cho Rôma và thế giới (dù qua radio, TV).

13. Viếng nghĩa địa cầu hồn trong vòng 8 (tám) ngày đầu tháng 11. Viếng các ngày khác chỉ được tiểu xá.

17. Thờ lạy và hôn kính Thánh giá ngày Thứ Sáu Tuần thánh theo nghi lễ Giáo hội.

23. Dự nghi lễ bế mạc Ðại Hội Thánh Thể.

25. Cấm phòng ba ngày trọn.

28. Giờ nguy tử, dù không thể có Linh mục tới ban các Bí tích cuối cùng và phép lành Tòa Thánh, Giáo hội cũng ban đại xá cho những ai trong đời sống đã có thói quen đọc kinh cầu nguyện (trường hợp này thói quen đó thay ba điều kiện xưng tội, rước lễ, cầu theo ý Ðức Giáo Hoàng). Người nguy tử hôn kính tượng Thánh giá, giục lòng ăn năn tội để lãnh đại xá.

35. Dùng Thánh giá, tràng hạt, ảnh đeo Ðức Giáo Hoàng hay Ðức Giám Mục đã làm phép (để tôn kính, lần hạt...) vào ngày lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô Phaolô, và đọc bản tuyên xưng Ðức Tin (kinh Tin kính). Dùng Thánh giá, tràng hạt, ảnh đeo do Linh mục làm phép chỉ được tiểu xá.

41. Nghe vài bài giảng trong kỳ có Linh mục tới giảng đại phúc, cấm phòng và dự nghi lễ trọng thể bế mạc. Nghe các bài giảng lúc khác chỉ được tiểu xá.

42. Người Rước lễ lần đầu và những người dự Thánh lễ ấy.

43. Linh mục dâng lễ đầu tay trọng thể và những người dự lễ ấy.

49. Linh mục tuyên hứa lại trung thành với Ơn gọi tu trì và những ai dự lễ trọng kỷ niệm 25, 50, 60 năm thụ phong Linh mục.

50. Cung kính đọc Kinh Thánh đủ nửa giờ. Không đủ nửa giờ chỉ được tiểu xá.

63. Viếng và suy gẫm đủ 14 đàng Thánh giá. Ði từng nơi, nếu ít người.

65. Viếng nhà thờ giáo xứ ngày lễ Bổn mạng nhà thờ ấy, hoặc ngày 02 tháng 8 (ngày đặc ân Portiuncula của nhà thờ Thánh Phanxicô tại nước Ý).

66. Viếng nhà thờ, hoặc bàn thờ ngày được làm phép hiến thánh.

67. Viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện công hay bán công vào Chúa Nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ các Thánh để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

68. Viếng nhà thờ, nhà nguyện dòng ngày kính Vị Thánh Sáng lập.

69. Dự một nghi lễ tại nhà thờ trong thời gian Ðức Giám Mục hay Ðại diện thăm mục vụ Giáo xứ. Nếu chỉ viếng nhà thờ trong thời gian đó thì được tiểu xá.

70. Tuyên lại lời hứa khi lãnh Bí tich Rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh, hoặc vào ngày kỷ niệm được Rửa tội theo quãng Giáo hội quen dùng (từ bỏ ma quỉ, tin kính Thiên Chúa). Tuyên lại lúc khác chỉ được tiểu xá.

3. CÁC KINH CÓ TIỂU XÁ

2. Kinh Tin, Cậy, Mến, và ăn năn tội.

6. Kinh Lạy ơn Ông Thánh Giuse, chúng con chạy đến cùng Người.

9. Kinh Ðức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin, hoặc Lạy Nữ vương Thiên đàng.

10. Kinh Lạy Linh Hồn Chúa Kitô.

16. Kinh Tin kính các Thánh Tông đồ (Tôi tin kính ÐCT là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất).

19. Kinh Vực sâu.

29. Kinh Cầu Tên Ðức Chúa Giêsu, kinh Cầu Trái tim Chúa, Máu Thánh Châu Báu Chúa, kinh Cầu Ðức Bà, kinh Cầu ông Thánh Giuse, kinh Cầu Các Thánh.

30. Kinh Ngợi khen (Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa).

32. Kinh Hãy nhớ (Lạy Thánh Nữ Ðồng trinh Maria là Mẹ rất nhân từ).

33. Thánh vịnh Thống hối 50.

37. Kinh cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục, Tu sĩ (được giáo quyền chuẩn nhận).

38. Dùng ít phút cầu nguyện thầm trong trí.

39. Lời nguyện cho Ðức Giáo Hoàng (Ta hãy cầu xin cho Ðức Giáo Hoàng...).

44. Cầu nguyện cho Giáo hội hợp nhất (theo bản kinh được chấp nhận).

46. Lời cầu nghỉ yên (Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy).

51. Kinh Lạy Nữ vương (Lạy Nữ vương Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống).

54. Tôn kính Thánh theo ngày chỉ trong lịch Công Giáo (đọc lời nguyện theo sách lễ, hoặc đọc kinh kính vị Thánh ấy).

57. Kinh Trông cậy (Chúng con trông cậy rất Thánh Ðức Mẹ Chúa Trời).

4. CÁC VIỆC CÓ TIỂU XÁ

1. Tiểu xá ban chung cho tín hữu nào trong khi làm việc bổn phận và chịu gian nan ở đời, hướng tâm trí lên cùng Chúa, khiêm nhường trông cậy thầm đọc một lời cầu xin (để giữ và gia tăng sự kết hợp với Chúa Kitô), bởi Chúa đã phán:

Matthêu 7,7-8 "Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ sẽ mở".

Matthêu 26,40 "Tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ",

1 Corinhtô 10,31 "Dù anh chị em ăn uống hay làm việc gì, nhớ làm bởi vinh Danh Chúa".

Công đồng Vaticanô 2, Hiến chế Giáo hội số 41, Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 4 cũng khuyên những lời tương tự.

2. Tiểu xá ban chung cho tín hữu trong tinh thần đức tin và tình thương, hy sinh sức khỏe, hoặc của cải giúp anh chị em túng cực (của ăn, áo mặc, an ủi), bởi Chúa đã phán:

Matthêu 25,35-36 "Khi Ta đói, ngươi đã cho Ta ăn... Khi Ta yếu ngươi đã thăm viếng".

1 Gioan 3,17-18 "Ai có của, khi thấy anh chị em mình túng cực mà khóa lòng lại, hỏi kẻ ấy có thật lòng yêu mến Chúa chăngì"

Công đồng Vaticanô 2 trong Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 8, số 31, Hiến chế Giáo hội trong thế giới ngày nay số 93 cũng khuyên những lời tương tự.

3. Tiểu xá ban chung cho tín hữu trong tinh thần thống hối, tự nguyện từ bỏ những cái được phép, những cái thỏa lòng mình (để cầm hãm dục vọng, bắt xác thịt sống nghèo và khổ sở như Chúa Kitô), bởi Chúa đã phán:

Luca 9,23 "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thánh giá mình hằng ngày mà theo Ta".

Thư Roma 8,13 "Nếu bởi tinh thần, anh chị em giết chết việc xác thịt, anh chị em sẽ được sống".

Công đồng Vaticanô 2 trong Sắc lệnh Huấn luyện Linh mục số 9, Hiến chế Giáo hội số 10, số 41 cũng có những lời khuyên tương tự.

15. Rước lễ thiêng liêng (Lạy Ðức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa trong linh hồn con...)

20. Dạy giáo lý, hoặc học giáo lý Công Giáo.

34. Tham dự làm Tuần Chín tại nhà thờ trước lễ Sinh nhật Chúa, lễ Hiện Xuống, lễ Mẹ Vô Nhiễm.

45. Dự Cấm phòng tháng.

55. Làm dấu Thánh giá: Nhân danh Cha và con và Thánh Thần Amen.

Nguồn: www.gpnt.net

Thế nào là " Linh hồn mồ côi " ?

I- Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”

Giáo dân Việt-Nam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “mồ côi” vì cho rằng những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho.

Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:

1- Các linh hồn mà Giáo Hội cầu nguyện cho là AI?

Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, mặc dù được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.” (SGLGHCG, số 1030).

Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có nhưng đã ăn năn kịp thời và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.

Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong Luyện tội mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell” được vì không còn sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các thánh trên trời” (x. Sđd, số 1033).

Tuy nhiên, chúng ta không biết được những ai đang bị phat trong hoả ngục. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2Pr 3: 9) để được cứu rỗi. Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần, chứ chưa hề tuyên bố ai đã sa hoả ngục rồi nên khỏi cầu xin nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội có quyền phong thánh (canonization) cho một số tín hữu đã qua đời để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” (x. Sđd, số 828) như thánh Maria Goretti, Tê-rê-xa Giê su Hài Đồng, Thánh Phanxicô Xaviê, và 117 anh hùng tử đạo Việt-Nam (ngày 19-6-1988).v.v… Dĩ nhiên, muốn được phong thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.

2- Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?

Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày, khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist), Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả như sau:

“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh nguyện Tạ Ơn II)

Các Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) I, III và IV đều có những lời cầu xin tương tự như vậy cho các linh hồn đã ly trần, nghĩa là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân còn sống đang xin lễ cầu nguyện cho hay những linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu nguyện cho nữa.

Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:

“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người”.

Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay “mồ côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.

Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, vì Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống như người ta quen nghĩ mà chỉ cầu chung cho tất cả các tín hữu đã ly trần ngay cả trong những thánh lễ có người xin cầu riêng cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.

Như vậy, không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.

Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình đã là những linh hồn thánh (Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác. Vì thế, họ cần được “tạm trú” ở đây một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bằng của Chúa. Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.

II- Có linh hồn nào bị coi là “khốn nạn” trong nơi luyện tội hay không?

Trong một kinh đọc trước thánh lễ ở một vài cộng đoàn Việt-Nam, người ta nghe thấy có những câu đại ý như sau: “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục…”

Tôi không nhớ rỏ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ “những linh hồn khốn nạn trong luyện hình.”

Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình? Mà “khốn nạn” theo nghĩa nào?

Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng của ai đã đặt ra kinh “quái dị” nói trên để giáo hữu một số nơi cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa cho phù hợp vơi giáo lý, tín lý của Giáo Hội.

Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn, dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế, nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đả mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm hoặc phạm tội thêm được nữa. Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi. Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục” thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn. Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục với các thánh ở trên trời và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. (x. SGLGHCG số 1033)

Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình vì từ ngữ này không đúng để mô tả tình trạng của các linh hồn ở nơi đó.

Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc, hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn để vào ngay Thiên Đàng nên họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này trong một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x. Sđd, số 1030-1031)

(từ catholic.org.tw và dongcong.net được đăng trên www.thanhlinh.net)
* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

ƠN ĐẠI XÁ, ƠN TIỂU XÁ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: TƯ LIỆU :: Căn Bản Sống Đạo-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 4:44 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất