''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa"
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Gửi bài mới Trả lời chủ đề này
''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa"Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa" Icon_minitimeFri Oct 24, 2014 6:32 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa" 2 ''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa" Th_23 ''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa" Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: ''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa"

''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa"
Người viết: ''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa...'' (Gioan 1,1)
(Tác giả trả lời Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Bài được đăng ở Trang Kinh Thánh, nơi Link này: Người viết: ''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa'' kinhthanhvn.org/. Tuy nhiên, tôi xin trình bày lại theo cách ghi số Lamã, các mẫu tự A,B,C... ngõ hầu độc giả có thể dễ dàng phân biệt các phần có nội dung khác nhau. Có sửa lại chữ ''factus'' thành ''factum''.)

I- Lời dẫn nhập

Trong bài '' Ngôi Lời Vẫn Hướng Về Thiên Chúa'', Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (Nhóm) viết: ''phương pháp chú giải đích thật phải trước tiên chú tâm đến tiếng gốc Hy-lạp pros + (đối cách), rồi dựa vào ngôn ngữ (ở đây einai pros + ...(đối cách) để rút ra ý nghĩa chính xác...Chủ trương của chúng tôi là khi cần, nói thẳng thắn, nói lên sự thật trong lòng mến...cố gắng hoạt động theo chức năng của mình trong lãnh vực chuyên môn để góp phần xây dựng Hội Thánh trong lòng mến.'' Cho nên, lời góp ý sau đây của tôi là để đáp ứng nguyện vọng của Nhóm, đồng thời cũng dựa vào ''pros'' là giới từ Hy-lạp để hiểu đúng một số câu mà tôi sẽ nêu lên.
Theo tôi, Nhóm nên viết cụ thể như sau: ''Phương pháp dịch Kinh Thánh trước tiên là phải dựa vào bản Hi-pri, Hy-lạp. Dịch mệnh đề 2 của Gioan 1,1 thì phải nắm vững ý nghĩa mẫu câu này của tiếng Hy-lạp: '' Chủ từ + động từ ('ine) + pros + đối cách ''. Chủ trương của chúng tôi là, khi cần, nói lên sự thật lòng mến.''

Tôi cũng yêu Chúa và Giáo Hội Tông Truyền. Cho nên, dù có làm mất lòng Nhóm, nhiều Mục Tử khác hay Thân Sinh mình đi nữa, tôi vẫn CHỐNG lại quan điểm: ''Ngôi Lời Vẫn Hướng Về Thiên Chúa''. Nhóm THÊM chữ ''Ngôi, vẫn'', BỎ chữ ''và'', dịch SAI ý! Nếu tán thành cách dịch ấy THÌ tôi vô tình cho rằng Nhóm là ''đỉnh cao trí tuệ'' trong Lịch Sử Ki-Tô Giáo, HƠN các Giáo Phụ và Giáo Hội Tông Truyền mà người lãnh đạo lúc này là Thần Học Gia uyên bác: Ratzinger! Do đó, nhân Danh ''Thiên Chúa là Lời: ''...καὶ θεὸς ἦν ὁ λόγος'', tôi tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa -... καὶ ὁ λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν ' ', hay hiểu cách khác: ''và Lời làm một với Thiên Chúa'' như Chúa Giêsu đã phán: ''Ta với Cha là một. Ego et Pater unus sumus.'' , đúng với Gio.1,18: ''Con một ở TRONG lòng Cha!'', đúng với Mathêô 4,4: ''mọi lời từ miệng Thiên Chúa: de ore Dei'' , với Thánh Vịnh 33,6: ''nhờ khí miệng Ngài''.

Căn cứ VÀO bản Kinh Thánh Hy-La-Đức-Anh-Pháp, bản của Luther, bản thống nhất của Công-Giáo-Tin-Lành Đức, Die Heilige Schrift (có tranh của Dürer) do ba Giáo Sư Tiến Sĩ Đức dịch theo Chỉ Cảo Thủ Bút Thư (Papyruskodex của Thánh Gioan đã tìm được ở Aicập từ năm 120-130 và đang được bảo quản tại Manchester), tuần san Kirchenzeitung (Cologne), Báo ASZ, Welt der Bibel và Le Monde de La Bible, (cả hai đều có phần khảo cổ), MISSALE ROMANUM Ex Decreto Sacrosancti Concilii Tridentini (1923), Tập San Chú Giải Kinh Thánh bằng Hy-Đức ngữ, cuốn Jesus von Nazareth của Giáo Hoàng Biển-Đức, các bài giảng của Ngài, Sách Giáo Lý, và cụ thể là dựa vào suy ngẫm của Nhà Thần Học Đức nổi tiếng, L M Richard Gutzwiller, tôi càng thấy rõ ràng là quan điểm của Nhóm NGƯỢC với mạc khải của Thiên Chúa qua TĐ Gioan và Giáo Hội Tông Truyền! LM Gutzwiller viết: ''Lời là sự biểu hiện suy nghĩ BÊN TRONG. Khi, tự TRONG sâu thẳm, nhận ra được điều gì đó, muốn diễn đạt điều ấy, tinh thần nói ra bằng lời, chẳng những từ BÊN TRONG, mà còn nghe được bên ngoài. Lời TRONG Thiên Chúa là Biểu Hiện Bản Thể thâm sâu nhất của Thiên Chúa, là biểu thị nhận thức của Thiên Chúa về chính Ngài. Cho nên đó là Lời BÊN TRONG của Thiên Chúa.'' (und ist darum Gottes INNERES Wort.) (Meditationen über Johannes, tr. 44)

Lời Chúa trong bài ''Tông Đồ Gioan...'' và ở phần vừa nêu cũng KHÔNG có tác dụng gì với Nhóm nên tôi PHẢI nói ra nhược điểm của Nhóm để giúp Nhóm ''tự nhìn lại mình'' như sau:

II- Nhược điểm của Nhóm

''Phá nhất điểm, khai thông toàn diện'' cũng bao gồm cách dịch của Nhóm vốn TẠO bất mãn trong giới trí thức công giáo VN, dù am tường về Kinh Thánh và tiếng Hy-La-Đức-Pháp-Anh..., vẫn không muốn lên tiếng vì Nhóm cứ cho mình là thế này, thế nọ như trong bài của Nhóm, cụ thể hơn là bài của ông Hoan đề cao Nhóm là hơn tất cả nhóm khác vì họ ''tập trung nhiều chuyên môn, có bằng cấp thực thụ và giàu kinh nghiệm, tồn tại lâu dài với những thành quả thiết thực'' (tr.6), mà lại coi thường ''những đấng có chức có quyền, có trình độ...'' (tr.7). Tôi xin nêu lên các nhận xét của mình theo số thứ tự như sau để Nhóm dễ dàng ''đối chiếu'' đôi bên, chứ chúng ta không ''đối đầu''!

III- Đối chiếu với nguyên bản và bằng chứng Lời ở TRONG Thiên Chúa

A- Đối chiếu

1-
Không có chữ VẪN trong mệnh đề 2 Gio. 1,1 và Gio. 1,2! Lời LÀ Thiên Chúa, NHƯNG lại ''còn phải'' hướng về Thiên Chúa sao? VẪN tức là CÒN, là một khái niệm về thời gian trong khi Thiên Chúa lại ''phi thời gian'' thì CÒN hướng về sao được?!

2- Khuyên tôi ''chú tâm...'', nhưng Nhóm KHÔNG thấy rằng chỉ có một lần chữ Theos, chứ không phải hai trong Gioan1,1. (Chữ Theos trong mệnh đề 3 là nominatif; còn Theon trong mệnh đề 2 là accusatif, có mạo từ ''ton'' đồng cách!) Gio.1,1 và Gio.1,2 KHÔNG nói đến NGÔI nào cả VÌ nguyên văn Hy-La ghi như sau: ''và Thiên Chúa là Lời.'' (''Thiên Chúa'' là chủ từ; ''Lời'' là thuộc từ.) Thử dịch có chữ NGÔI thì sẽ thấy SAI ý ngay: ''Ban đầu có NGÔI Lời, và NGÔI Lời ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa là NGÔI Lời.''! Nếu vậy thì Cha và Thánh Thần không phải là Thiên Chúa! Trong Lời Tựa, TĐ Gioan KHÔNG dùng chữ NGÔI trước chữ LỜI, đúng như Chúa mạc khải tiệm tiến về Ngài: Thiên Chúa là LỜI (Logos) VÌ Lời là: ''Tạo Hóa, quyền năng, sự sống, ánh sáng, chân lý, tình yêu nhập thể và nhập thế, Cứu Chúa: Giêsu Kitô, là vinh quang tự NƠI Cha trở thành HỮU HÌNH, là Con một luôn ở TRONG lòng Cha mà cũng là Emmanuel: Thiên Chúa ở giữa chúng ta! Tóm lại, ''Thiên Chúa là Lời'' có nghĩa là Đấng Toàn Năng tỏ ra cho ta biết, ngắm, nghe được những điều tốt lành ở nơi Ngài.

B- Nêu thêm các bằng chứng Lời ở TRONG Thiên Chúa

1-
Tất cả những LỜI Chúa phán trong Cựu Ước. Maisen chỉ nghe LỜI Chúa phán và tin đó là Thiên Chúa.

2- Tất cả những Lời Chúa Giêsu nói trong Tân Ước.

a- với một người giàu có: ''Sao anh nói Ta tốt lành? Chẳng có ai tốt lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa... Anh còn thiếu điều này: Hãy đi bán những gì anh có, lấy tiền cho người nghèo, và anh sẽ có một kho tàng ở trên trời, rồi đến theo Ta . (Marc.10,18-21- Theo Ta vì Ta tốt lành: Thiên Chúa! )
b- với phụ nữ bên giếng nước: ''...vì ơn cứu độ đến từ người Do Thái (quia salus ex Iudaeis est.) Nhưng giờ đến rồi, tức là LÚC NÀY ĐÂY...'' (Gio.4, 22, 23)
c- với Tông Đồ: ''Nói xong, Ngài thổi hơi vào họ và nói: ''Hãy đón nhận Thánh Thần.'' (Thánh Thần từ Cha và Con: qui ex Patre Filioque procedit.)
d- Lời tuyên xưng của Tôma: ''Lạy Chúa của con và (là) Thiên Chúa của con!'' (như Lời Chúa dạy: ''Ai thấy Ta LÀ thấy Cha. Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận Thế.'' (qua Đấng An Ủi là Thánh Thần, qua Bí Tích Thánh Thể.)

C- Nhận xét thêm về cách lập luận của Nhóm

1-
Hóa ra Nhóm lấy chữ VẪN từ câu của học giả Teresa Okure mà Nhóm dẫn chứng: '' its natural orientation was toward God.'' Thật không ngờ ''học giả ấy'' viết SAI: ''Sở Hữu Chủ LỜI ''bị'' xem là chữ viết, lời nói của người trần vì chữ ''its'' dùng để thay cho ĐỒ VẬT hay em bé (a baby)! Chiếc tàu thủy (a ship) còn được thay bằng ''she, her, hers''! Ý SAI, nhưng phải viết đúng văn phạm như sau: ''It was his natural orientation to God.- Ngài hướng về Thiên Chúa là do BẢM SINH.'' hay sao? (''natural'' do gốc chữ Latinh ''nasci, natus, natura, naturalis'', được dịch sang tiếng Anh-Pháp...là: ''inborn, innate, inné'': do BẨM SINH!!! ) Bản tiếng Anh của giáo phái Giêhôva mà còn viết ''he, him, his'' thay cho The Word! Nhóm nghĩ lại sao về học giả Teresa Okure? Tôi xin hỏi: ''Khi dựng nên vũ trụ, Thiên Chúa PHÁN: ''Hãy có ánh sáng'' thì Lời Ở ĐÂU mà ''VẪN hướng về Thiên Chúa'' ???

2- Nhóm nói rằng Lời Chúa trong Cựu Ước được ''NHÂN'' cách hóa''! Vì thế, tôi mới hỏi: ''Trước khi có vũ trụ, chẳng lẽ Lời được ''hư không hóa''? Sau khi có vũ trụ, khi chưa có con người, chẳng lẽ Lời bị ''vật chất hóa''? Đã ''học'' thì phải ''hỏi''! Hỏi cho ra lẽ không có nghĩa là ''chụp mũ''!

3-
Nhóm khẳng định mình CHẲNG có bản dịch của Société Biblique nên không thể dựa vào câu ''et Le Verbe était tourné vers Dieu''! Nhưng câu tiếng Anh (mà Nhóm trích dẫn) cũng có nghĩa như thế: ''and the Word was turned to God: và Lời BỊ XOAY về phía Thiên Chúa!'' (and people/they/one turned the Word to God!!!) Viết như thế là vô tình làm Chứng Nhân Giêhôva mừng thêm!

4- Nhóm nêu lên MỘT nghĩa của chữ Hylạp mà đã SAI vì, ngoài nghĩa dưới đây, ''pros'' có nghĩa ''VỀ hướng'' là giới từ, chứ không phải ''hướng VỀ' ' như Nhóm nghĩ vì ''hướng'' là động từ, ''về'' là giới từ! PROS + đối cách còn có hơn HAI MƯƠI nghĩa: ''trong, bên trong, với, bên...: in, within, with, by...''; (Xin xem ''pros, toward, by, in, with, within'', nhất là chữ WORD ở Bible Student's English-Greek Concordance and Greek-English Dictionary, Games Gall, Librarian's World và các từ điển lớn.) Xin lấy mẫu câu 22 A tiếng Anh cũng giống tiếng Hy-La-Đức... để làm bằng như sau:

''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa" Khungdongtu


Theo văn phạm tiếng Anh, sau động từ ''ἠν'', NGỮ GIỚI TỪ προς τòν θεóν là thuộc từ của chủ ngữ ὁ λόγος (subjective complement: attribut du sujet), chứ KHÔNG phải bổ trạng ngữ (adverbial: complément circonstanciel) của động từ ἠν.

5- Các câu khác có PROS + đối cách , được Nhóm dịch ĐÚNG như Cha Thuấn và ở các bản khác:
a- ''TRONG'': ''Người Biệt Phái...nguyện thầm...'' Chữ THẦM có nghĩa ''trong lòng mình'': ''with/in himself; en lui-même; tra/fra sé; en su interior; bei sich; apud se''! (Luca, 18, 11)
b- ''NƠI'' : ''Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến.'' (Theo nguyên ý là ''được sự thương mến NƠI, TRONG toàn dân.'' C.Vụ 2,47)
c- ''BÊN'': ''...lìa bỏ thân xác để được Ở BÊN Chúa.'' ( 2 Cor. 5,8 )
d- ''GIỮA, VỚI'': Nhóm dịch: ''Chị em của ông không phải LÀ bà con lối xóm của chúng ta hay sao?'' (οὐκ εἰσὶν αἱ ἀδελφαὶ αὐτοῦ ὧδε πρὸς ἡμᾶς) Cha Thuấn dịch: ''... Ở GIỮA ta đây hay sao?'' (Mc 6, 3)

Với mẫu câu hỏi: ''isin + chủ từ + pros + đối cách imas'', Nhóm ĐÂU CÓ dịch như sau: ''Chị em của ông không phải là bà con lối xóm VẪN HƯỚNG VỀ chúng ta sao?'' !!!
Thử dịch PROS ra nghĩa HƯỚNG VỀ của Nhóm thì sẽ thấy câu SAI Ý ngay: (a) ''nguyện HƯỚNG VỀ mình; (b) được sự yêu mến HƯỚNG VỀ toàn dân; (c) lìa bỏ thân xác để HƯỚNG VỀ Thiên Chúa; (d) bà con lối xóm không HƯỚNG VỀ chúng ta sao?''

Như vậy, ba câu sau đây của Nhóm cũng SAI Ý Thánh Gioan: ''Ngôi Lời VẪN HƯỚNG VỀ Thiên Chúa; Lúc khởi đầu, Người VẪN HƯỚNG VỀ Thiên Chúa; sự sống ấy VẪN HƯỚNG VỀ Chúa Cha.'' (I Gioan 1,2)

''PROS + đối cách'' có nghĩa VỀ HƯỚNG khi nào nó được dùng sau động từ chỉ sự chuyển động: ''ĐI ĐẾN... ''! Xin lấy câu Hy-La của Côlôxê 4,5: ''Ἐν σοφίᾳ περιπατεῖτε πρὸς[/u] τοὺς ἔξω'' (En sophia peripatite pros tus exo) (In sapientia ambulate ad eos qui foris sunt) Tôi xin dịch từng chữ một như sau: ''TRONG sự khôn ngoan, hãy ĐI ĐẾN người ngoài'' (peripatite: walk, go on walking TO..., allez CHEZ...!) Bản tiếng Đức dùng chữ ''Umgang'' là ''đi tiếp xúc''. Ý của lời dạy là: ''Cùng với Ơn Khôn Ngoan, hãy lui tới với người ngoài (để thực hiện chức năng Ngôn Sứ.)'' Nhưng Nhóm dịch SAI Ý như sau: ''Anh em hãy ĂN Ở khôn ngoan VỚI ...''! Khuyên tôi ''chú tâm'', nhưng Nhóm KHÔNG để ý đến động từ chỉ sự DI CHUYỂN và ''pros + đối cách.''! (''ĐI ĐẾN'' có nghĩa KHÁC XA với ''ĂN Ở VỚI''! )

6- Nhóm cố tình LỜ ĐI câu Latinh mà tôi có dẫn chứng: ''et verbum erat apud Deum''! Các Giáo Phụ GIỎI Hy ngữ dịch chữ PROS sang Latinh là ''APUD + đối cách'' với nghĩa: ''tại, ở, trong''. Ví dụ: Apud patre m su m . Tôi ở TẠI, TRONG nhà cha tôi. Apud forum (in foro) est. Anh ta đang chợ. Apud te cenavit. Ông ta ăn cơm TẠI nhà anh.''

Giới từ ''apud/aput'' hay là ''ad'' (biến âm sang tiếng Anh là ''at'') có nghĩa Pháp, Đức, Anh như sau: en, dans, vers, in , toward, to... Ví dụ: esse ad urbe m : être en ville / in der Stadt sein / be in town: ở, có mặt Ở, TRONG trong phố, chứ KHÔNG phải ' 'VẪN HƯỚNG VỀ phố'' MẶC DÙ chữ ''urbe m '' ở đối cách!

Như vậy, PHẢI dịch: ''và Lời Ở TRONG Thiên Chúa'' mới ĐÚNG Ý của THÁNH Gioan!

7- Nhóm chỉ nêu đúng nghĩa của ' 'à côté de '', NHƯNG nói rằng ''auprès de'' (Pháp) và ''bei'' (Đức) có nghĩa ''ở gần, ở bên cạnh''! KHÔNG chỉ vậy! Cả hai còn có nghĩa là: TRONG, NƠI, TẠI. Đại Từ Điển Đức-Việt ghi ''bei'': ''ở''! Bei wem wohnst du? Bạn ở nhà ai? ( trong/tại nhà ai?) etwas bei der Hand haben: có gì đó TRONG tay. Ich bin bei ihm. Tôi có mặt nhà nó. Bốn cuốn: WAHRIG, DUDEN A-Z, Langenscheidts Größwörterbuch, Larousse Größwörterbuch ghi: '' bei '': '' TRONG lòng: in jmds geistlichen Bereich'' và ''auprès de'': dans l'esprit de.'' Ví dụ: Ich dachte bei mir. (Tôi nghĩ TRONG lòng / dạ / bụng / óc / đầu. ) De son vivant, Joseph jouissait auprès du Saint Esprit d'une estime particulière. (Khi còn tại thế, Giuse được Thánh Linh yêu mến cách riêng.) Ngoài ra, ''bei Gott'' cũng là ''by God''! Thành ngữ ''to know by heart'' có nghĩa là ''thuộc NẰM LÒNG .''

8- Nhóm hiểu SAI chữ PROS như sau: ''Giới từ pros trong Ga 1,1 diễn tả một sự gần gũi linh hoạt và năng động bao hàm một chuyển động liên tục về Thiên Chúa.''! KHÔNG phải vậy vì Thiên Chúa là Tác Giả của Vũ Trụ nên Ngài là Đấng PHI KHÔNG GIAN! Vậy mà Nhóm lại TƯỞNG TƯỢNG RA một sự gần gũi, một KHOẢNG CÁCH nào đó GIỮA Lời và Thiên Chúa, TRONG KHI không gian CHƯA được Ngài dựng nên! Nhóm CÒN nghĩ ra một sự CHUYỂN ĐỘNG LIÊN TỤC! Đó là khái niệm về không gian và thời gian. BỊ giới hạn bởi không gian NÊN tôi mới DI CHUYỂN từ nơi này sang nơi khác! BỊ giới hạn bởi thời gian NÊN tôi phải liên tục DI CHUYỂN!

9- Nhân đây, xin nhận xét thêm cách Nhóm dịch câu I Gio.1,2: '' sự sống ấy VẪN HƯỚNG VỀ (Chúa) Cha ''! Dịch như thế là ngược ý của mẫu câu nêu ở số 4, nhất là NGƯỢC với lời dạy của Thánh Phaolô: ''Adam thứ HAI là linh thể BAN sự sống. Adam thứ NHẤT được dựng nên bởi Adam thứ HAI, từ Ngài ông ta NHẬN được linh hồn mà sống. Adam thứ HAI đã đặt hình ảnh của Ngài trong Adam thứ NHẤT khi Ngài nắn ra mẫu người ông ta...''

Tôi chợt nhớ rằng Nhóm dịch SAI Gio.1,4: ''Điều đã được TẠO THÀNH nơi Ngài là sự sống'' ! Trong khi đó, bản Hy-La-Đức-Anh-Pháp... chỉ có BỐN từ (không có hay không tính mạo từ) với nghĩa ĐÍCH THỰC như sau: ''TRONG Ngài LÀ sự sống.''! (ἐν αὐτῷ ζωὴ ἦν – In ipso vita erat.) NHƯ Chúa Giêsu phán: '' Chính Ta là sự sống lại và là sự sống. Ego sum resurrectio et vita.'' (Gio.11,25) Tôi có cảm tưởng rằng ''hình như'' Nhóm DỰA vào bản của Cha Thuấn, nhưng lại không để ý phần Ngài ghi ở bên dưới: ''NƠI Ngài CÓ sự sống...''! (Tôi dịch hơi khác Cha Thuấn.) Cách hiểu của Nhóm ngược với Thánh Gioan, Thánh Phaolô và Kinh Tin Kính: ''Ngài LÀ Sự Sống, TÁC GIẢ của sự sống NƠI Adam; ĐƯỢC sinh ra, mà KHÔNG phải được tạo thành''! Nhóm còn viết: ''... TRƯỚC KHI vũ trụ được tạo thành, Ngôi Lời đã hiện hữu.'' Quan niệm như thế là NGƯỢC với Kinh ''Tin Kính, Sáng Danh: ''CÓ TRƯỚC VÔ CÙNG''! Gio.1,1 KHÔNG đối chiếu cái HỮU HẠN với ĐẤNG VÔ HẠN! (Xin đọc kỹ số 4, 5, 6, 7, 10, 11 ở bài này.) PROS kết hợp với động từ ''BẤT động'', KHÔNG thể chỉ ''sự CHUYỂN động liên tục'': Nàng NHỚ chàng: Her thoughts were TOWARD him: Nàng NGỒI một chỗ, nghĩ đến chàng, CHỨ KHÔNG lặn lội đến với chàng! Hoa hướng dương ''xoay'' là do mặt trời, CHỨ không thể ''bay'' lên đó được! The church is farther (to the south), toward Dover: Thánh Đường TỌA LẠC xa hơn VỀ phía nam, (về) HƯỚNG Dover. ''PHÍA'' là do cách nhìn của người đời. Thánh Đường đâu có chuyển động liên tục, mà nằm yên! Lạy Chúa! Con xin tuyên xưng với Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ Lời Ngài phán: ''Con KHÔNG tin Ta ở TRONG Cha và Cha ở TRONG Ta sao? '' (Gio. 14,10)

10- Không có chữ NGÔI trước chữ LỜI: Công Đồng Nicée KHÔNG lấy Tín Điều Chúa Ba Ngôi làm CỚ để sửa đổi ý của Thánh Gioan! Nhóm cho rằng ''từ NGÔI không THỪA vì xác định rõ hơn Lời là một Ngôi TRONG Thiên Chúa.'' Như vậy, Nhóm vô tình cho MÌNH GIỎI hơn Thánh Gioan vì Ngài viết về Lời CHẲNG RÕ bằng Nhóm ư? ''Sao, dịch'' Kinh Thánh khác với chú giải Kinh Thánh! Nhóm viết: ''Lời là một NGÔI trong Thiên Chúa!'' chứng tỏ rằng cách dịch '' Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa'' là SAI! Nguyên văn Hy-La: ''và Thiên Chúa là Lời.'' không có nghĩa: ''Thiên Chúa là Ngôi Hai!''! Nhiều bản dịch: ''và Lời là Thiên Chúa'' vì cả hai cách đều ở nominatif! Lời Chúa: ''Ta hãy làm ra người'' có thể hiểu đó là Lời Thiên Chúa Ba Ngôi hay là Thiên Chúa ''oai phong''! Lời Thiên Chúa phán với Adam-Eva, No-e, Abraham, Maisen và các Tiên Tri đâu có phải chỉ là Ngôi Hai! Nhóm còn chú thích SAI: ''Thánh Gioan NÓI RÕ RÀNG Lời là MỘT VỊ Thiên Chúa.'' Ngài không HỀ ''nói'' như thế, chỉ viết: ''và Thiên Chúa là Lời.'' (Không có chữ MỘT VỊ!!!)

Tóm lại, xin ĐỪNG bao giờ dùng chữ ''Ngôi Lời' ' bởi vì ''Thiên Chúa là Lời''! Chỉ gọi Lời Nhập Thế là Ngôi Hai theo tín điều ''Thiên Chúa Ba Ngôi''.

11- Kinh Thánh, Giáo Lý, Kinh Nghĩa, Nhật Khóa KHÔNG dùng chữ Ngôi Lời!

a- Giáo Lý : ''Chúng ta có được niềm tin vào (Chúa) Giêsu Kitô bởi vì Ngài chính là Thiên Chúa*, LỜI trở thành xác thịt.'' (*Dieu, le Verbe: apposition à Dieu! - đồng vị với Dieu!) (số 151)

b- Kinh Nghĩa ngày trước ghi: ''Thiên Chúa Nhất Thể, Tam Vị Đệ Nhất Thiên'', nhưng chỉ tuyên xưng: ''Ngôi Thứ Nhất là Cha, Ngôi Thứ Hai là Con, Ngôi Thứ Ba là Thánh Thần.''

c- Kinh Truyền Tin (câu Latinh KHÔNG có chữ PERSONNA: NGÔI! ): ''Et verbum caro factum est.'' Các Cụ dịch cho Giáo Dân dễ hiểu: ''Chúc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.''
d- Kinh Cầu : ''Hài Đồng là Lời mà thầm lặng.''

D- Lời có trước vô cùng, vẫn ở trong Cha, đồng Bản Tính với Cha dù Lời đã làm người.''

1- Kinh Tin Kính : Đồng Bản Tính với Cha: con substantialem Patri.

2- Thánh Thư : ''Bởi chưng Ở TRONG Ngài có Sự Viên Mãn của Bản Tính Thiên Chúa.'' (Côl. 2, 9)

3- Giáo HoàngBênẹđictô XVI : '' In einander, Innen raum, Einsein mit dem Vater: Hiện Hữu TRONG Nhau; NỘI Tại, Hiện Hữu VỚI Cha''. (Jesus von Nazareth, phần về Johannes-Evangelium, tr. 327)

4- Giáo Sư Thần Học Đức, Richard Gutzwiller : ''Mệnh đề 2 chưa nói đến việc sáng thế, chỉ khẳng định Lời không đơn thuần là Ý Tưởng của Thiên Chúa, mà Lời ở TRONG Thiên Chúa, là Bản Thể Siêu Nhiên, Bản Tính Thiên Chúa VÌ LỜI Ở NGAY TRONG THIÊN CHÚA , có trước vô cùng...'' (Meditationen über Johannes-Evangelium, tr. 43, 45)

5- Ferdinand Krenzer, Chủ Tịch KGI[/u] (Leiter der Katholischen Glaubens-Information, Frankfurt): ''Lời có lúc ban đầu, nghĩa là Hằng Hữu TRONG Thiên Chúa.'' (Was wir glauben, tr. 85)

6- Lexikon der Bibelzitate : ''Ban đầu'' có nghĩa là Lời hiện hữu từ MUÔN ĐỜI .''

7- Bibel Lexikon Kleines-Stutt-Garter : ''in Ein heit mit dem Vater: làm MỘT với Cha.'' (tr. 77)

8- The Wycliffe Bible Commentary (Tin Lành. Danh sách Tác Giả Giáo Sư Tiến Sĩ dài BA trang): ''With God suggests equality as well as as[/u] sociation.''

9 Tân Ước : ''sự sống hằng hữu ấy ở TRONG Cha'' (1 Gioan 1, 2. Xem thêm Gio.1,18)

10- Nguyên văn Hy-La : ''và Thiên Chúa là Lời.'' có nghĩa là ''Tình Yêu, Toàn Tri, Toàn Năng, Chí Thánh, Tuyệt Đối, Hành Động, Emmanuel..., là Lời, là Thiên Chúa''!

11- Giáo Lý : ''Lời TỪ Thiên Chúa''! (số 423) ''Danh Giêsu có nghĩa là Thiên-Chúa-hiện-diện TRONG con-người-của-Con-Ngài làm người.'' (số 432)
Vậy là Lời KHÔNG '' chuyển động liên tục về Thiên Chúa'' NHƯ Nhóm CGKPV diễn giải! Tư tưởng, lời, hành động của thằng tôi đều từ óc tôi mà ra, huống chi Thiên Chúa là Lời, là Tình Yêu!

IV- Các từ quan trọng khác mà Nhóm hiểu sai

A- Chữ ''nhân cách hóa''

Nhóm hiểu SAI nghĩa của chữ personnifié (personified, personifiziert...) và dịch là ''nhân cách hóa''! Do ngữ nguyên ''persona: mặt nạ'', chữ ''personnifié'' có nghĩa văn phạm là: ''được NGÔI VỊ HÓA'' hay ''có ngôi thứ: personne''! Cho nên ''(pro)nom personnel'' KHÔNG phải là ''nhân xưng đại (danh) từ'' vì CHẲNG có khái niệm NGƯỜI trong đó, vì danh từ ''vật, đồ vật'' cũng có NGÔI! (Bầu ơi, thương lấy bí cùng! Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn!) Bầu: NGÔI thứ hai; bí, giống, giàn: NGÔI thứ ba!) Sách Cách Ngôn ghi lời người cha nói với con trai mình: ''Hãy nói với sự khôn ngoan : '' Em/Cô ...là chị/em của tôi.'' Bởi vì ''sự khôn ngoan'' (sophia, sagesse, Weisheit) có NGÔI thứ ba, giống cái trong câu đầu và NGÔI thứ hai trong câu thứ hai. Cũng xin ĐỪNG vì thế mà nói rằng sự khôn ngoan ''được nữ nhân hóa''! Gọi Chúa Cha (Ngôi I) là ''Ngài'': KHÔNG có nghĩa là ''nhân cách hóa Ngài'', mà THƯA với Ngài, ngôi thứ HAI theo văn phạm. Chúa Cứu Thế (Ngôi II) dùng chữ ''Ta, Tôi'' là NGÔI thứ NHẤT. G.Lý số 239 ghi: ''Thiên Chúa có BA NGÔI, nhưng Ngài KHÔNG là người! Chẳng nam, chẳng nữ.'' (God has three persons. He is not a person: He is neither man nor woman.)

B- Chữ ''ban đầu''

Nhóm hiểu SAI trạng ngữ ''ban đầu'' trong Cựu và Tân Ước! Gio.1,1-2 không QUY chiếu vào Sáng Thế (''vào'', chứ không phải ''về'' vì ''quy'' là ''về''!), cũng chẳng liên quan gì đến thọ tạo vô hình là thiên thần có trước vũ trụ! Chữ ''Ban đầu'' trong Gio.1,1-2 đồng nghĩa với ''Từ trước vô cùng'' , tức là ''phi thời gian''! Cho nên Thiên Chúa Hằng Hữu đâu có TUỔI! Vậy thì KHÔNG thể phát biểu như Nhóm: ''(Ngôi) Lời đã hiện hữu trước khi vũ trụ được tạo thành.'' (''Lòng Tin vào Chúa Ba Ngôi'' xuất phát từ Kinh Thánh: Cha, Con, Thánh Thần''.) Thánh nhân cố ý dùng thì quá khứ ở Gio.1,1-2 ĐỂ cho người đọc thấy GIỚI HẠN của thọ tạo là Gioan ''ở đây và bây giờ: hic et nunc'' khi Thánh Nhân đem lòng tin mà nhìn về CÕI XA XĂM của Đấng Có Trước Vô Cùng! Nếu thêm chữ ĐÃ như Nhóm đề nghị thì phải thêm vào cả BA câu cho cân phân, nghe ra nghĩa KHÁC mất: ''Ban đầu ĐÃ có Lời, và Lời ĐÃ ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ĐÃ là Lời!!!'' CHỈ có Gio.1, 3-18 mới nói về Cựu Sáng Thế và Tân Sáng Thế! Chính vì vậy mà Giáo Lý viết về Lời ''phi thời gian'' như sau: ''Con hằng hữu của Thiên Chúa đã làm người...Le Fils éternel de Dieu fait homme...'' Giáo Lý, số 423: Chữ ''éternel'' (hằng hữu) có nghĩa là ''không đầu, không cuối, phi thời gian'': qui n'a ni commencement, ni fin, qui est hors du temps ou intemporel! Ở số 241, Giáo Lý CŨNG chứng minh như thế: ''Bởi vậy các tông đồ tuyên xưng Giêsu là Lời Ở TRONG Cha từ BAN ĐẦU cho nên (:et) là Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là vinh quang rực rỡ và chân dung (effigie: portrait) bản thể của Thiên Chúa.''

Còn chữ ''ban đầu'' trong Sáng Thế Ký mới ĐỒNG nghĩa với ''Lúc khởi đầu'', tức là ''HỮU thời gian''! Cho nên các nhà bác học ước tính được TUỔI Vũ Trụ là 15 đến 20 tỷ năm! Giáo Lý số 290, 291 nói về khái niệm ''ban đầu'' trong Cựu Ước như sau: ''Lúc khởi đầu, Thiên Chúa dựng nên trời và đất: Thiên Chúa Hằng Hữu cho KHỞI ĐẦU tất cả những gì hiện hữu ở ngoài Ngài...Tân Ước mạc* khải rằng Thiên Chúa dựng nên mọi sự nhờ Lời Hằng Hữu, Con yêu dấu của Ngài.'' Giáo Lý số 54 cũng khẳng định chữ ''lúc khởi đầu '' của giai đoạn mạc khải trong Cựu Ước như sau: ''Ngay từ lúc khởi đầu , Ngài đã tỏ chính mình ra cho tổ tông của chúng ta.'' Nhiều người cũng nghĩ LẦM như Nhóm khi đọc LƯỚT qua lời giải thích chung cả đoạn Gioan 1-18 mà đại ý là Lời Hằng Hữu cũng là Lời trong việc sáng tạo. (* ''mạc'' chứ không phải ''mặc'' như NCGKPV ghi trong bản dịch; mạc: cái màn; khải / khai: mở ra: khai mạc; mặc: mực như mặc ngư: con mực.)

C- Chữ VÀ

Nhóm BỎ chữ VÀ, lại còn nói nó KHÔNG có nghĩa ''tức là, nghĩa là...Chắc liên từ ''và'' I chỉ đóng vai trò liên kết mệnh đề I với mệnh đề II, nên không nhất thiết phải dịch liên từ ấy.'' KHÔNG phải như vậy bởi vì ''conjonction de coordination'' có nghĩa là ''liên từ nói về sự hài hòa: harmonisation, combinaison''! (Chữ DE của tiếng Latinh có nghĩa: ''về, nói về''.)

1- Chữ ''và 1'' là nhịp cầu giúp hiểu được Lời ''có trước vô cùng, với Đấng Vô Cùng (ante omnia saecula; before all times) thì đương nhiên là Lời ở trong Thiên Chúa!

2- Chữ ''và 2'' đưa ra cái lẽ hiển nhiên: Lời là Thiên Chúa! (Bản Hy-La: ''và Thiên Chúa là Lời.'') Cuốn Lateinisch-Deutsch, Deutsch-Lateinisch của Langenscheidt viết về chữ ''und: và'' như sau: ''dùng để giải thích (erklären d ) với nghĩa: ''nói rõ hơn; nghĩa là; tức là; vì thế; cho nên; do đó; vậy thì.'' Ví dụ: Anh chỉ yêu em, và (nghĩa là) anh không yêu cô nào khác, và (cho nên) anh sẽ cưới em. Đếm chữ ''và'' ở bản của Cha Thuấn, tôi quên chữ ''mà'' trong câu 10 và 11. Ông Hoan đếm ở bản Hy-lạp có MƯỜI BA lần chữ ''καὶ'' là đúng.)

D- Chữ ''epi'' của Hy ngữ
Nhóm không ghi ''epi'' + cách nào. Nghĩa ''vì'', mà Nhóm nêu, cũng là ''dia'' (διά) + acc. trong bản Hy ngữ mới. Theo từ điển Hy-Đức và Đức-Hy (cổ ngữ),''epi+Dativ'' có nghĩa: ''in der Absicht, bei, mit: ''trong ý, trong, bên, với''. Bản Latinh là: ''in Deo salutari meo: TRONG Chúa Cứu Chuộc tôi.'' Cha Thuấn dịch ngắn gọn, bỏ giới từ ''trong'': ''và thần khí tôi nhảy mừng Thiên Chúa...''


V- Lời kết


Trong tháng hai, dù viết chín trang, CHƯA hoàn chỉnh, tôi đã gởi gấp cho Đức Cha Đọc khi Ngài sang Đức. Bài này được tóm tắt từ chín trang vừa nói. Sau này, tôi sẽ không trao đổi gì nữa với Nhóm nếu Nhóm KHÔNG hiệu đính bản dịch đúng với Lời Chúa mạc khải cho Thánh Gioan!

* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

''Phan văn Phước'' tuyên xưng: ''...và Lời ở trong Thiên Chúa"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn được quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: TƯ LIỆU :: CHIA SẺ TRONG THÁNG-
      Gửi bài mớiTrả lời chủ đề này

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 1:09 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất