PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Icon_minitimeMon Jan 09, 2012 12:40 pm
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) 2 PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Th_23 PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) 1NLich2012-A

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) TUDAO-250x100
NĂM PHỤNG VỤ
Năm A + Năm B + Năm C
(2011- 2014)


PHỤNG VỤ Năm A 2014

Ý NGHĨA NĂM PHỤNG VỤ


“Năm Phụng Vụ khai triển mầu nhiệm Vượt qua dưới nhiều khía cạnh, đặc biệt là chu kỳ các lễ xoay quanh mầu nhiệm Nhập thể (Truyền Tin, Giáng sinh, Hiển Linh) gợi lại những biến cố khởi đầu ơn cứu độ và cho chúng ta hưởng nhờ hoa trái đầu mùa của mầu nhiệm Phục sinh”. (GLHTCG 1171)

Năm phụng vụ là chu kỳ thời gian trong một năm về sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, trong quá khứ cũng như hiện tại. Theo cái nhìn của lịch sử cứu độ, phụng vụ không chỉ tưởng niệm các biến cố đã xảy ra, nhưng còn hiện tại hóa, làm cho các biến cố ấy đi vào đời sống hôm nay một cách mầu nhiệm.

Mời Quý vị nhấn vào nút Lễ Tháng ... để xem Lịch Phụng Vụ Thánh Lễ tháng đó.
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) LeThang1PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang2
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang3PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang4
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang5PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang6
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang7PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang8
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang9PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang10
PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang11PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Lethang12

Ngày Chúa Nhật là ngày tuyệt hảo để cộng đoàn tín hữu tập họp cử hành Phụng Vụ, ‘để lắng nghe Lời Chúa và tham dự vào Bí tích Thánh Thể, để kính nhớ sự Thương Khó, Phục sinh và Vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Người đã dùng sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động’ (PV 106)” (GLHTCG 1166-1167)

Giáo Luật điều 1248 khỏan 1 quy định:

“Ai tham dự thánh lễ vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ”.

Vì thế, thánh lễ chiều thứ Bảy và chiều trước ngày lễ trọng sẽ phải cử hành cho long trọng và đầy đủ mọi yếu tố của ngày chính lễ. Nếu lễ trọng có lễ vọng thì chiều hôm trước phải cử hành lễ vọng, còn nếu không có lễ vọng thì chiều hôm trước cử hành bản văn của chính ngày lễ trọng hôm sau.


I. TÂM ĐIỂM CỦA NĂM PHỤNG VỤ

Năm phụng vụ diễn tả lịch sử cứu độ, và tuyệt đỉnh của lịch sử này là cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Các lời rao giảng tiên khởi của các tông đồ (kerygma) đều xoay quanh mầu nhiệm Tử Nạn và Phục sinh của Đức Giêsu Kitô (Cv 2,14-36; 3,12-26; 4,1012; 5,29-32) như một mẫu số chung cho các lời rao giảng và cử hành phụng vụ. Ban đầu, phụng vụ của Hội Thánh tiên khởi chỉ triển khai mầu nhiệm Vượt Qua như là tâm điểm của phụng vụ và là nội dung căn bản của sứ điệp Tin Mừng. Dần dần, phụng vụ thêm vào những mầu nhiệm khác của Chúa Giêsu nhưng tất cả đều tập trung vào mầu nhiệm Tử Nạn và Phục sinh là nội dung duy nhất của phụng vụ.

Công đồng Nixê (325) đã quyết định thống nhất ngày cử hành lễ Phục sinh trong toàn Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật sau ngày 14 tháng Nisan của người Do Thái. Do đó, lễ Phục sinh không cố định mà xê dịch hàng năm.

Năm Phụng Vụ bắt đầu với Chúa Nhật I mùa Vọng và kết thúc bằng lễ Chúa Kitô Vua, xen kẽ với việc mừng kính các mầu nhiệm về Chúa, Đức Maria và các thánh, và đỉnh cao là Tam Nhật Vượt Qua.


II. MÙA PHỤNG VỤ

Năm Phụng Vụ chia làm: 5 Mùa

    1/ Mùa Vọng:

    - Mùa Vọng (Adventus) là mùa hướng lòng về ngày Chúa Kitô sẽ lại đến trong vinh quang để xét xử thế giới và con người, nhưng gần hơn cả là chuẩn bị tâm hồn và đời sống để mừng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh. Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta nhìn lên Chúa, Đấng đang đến với chúng ta mỗi giây phút và một cách đặc biệt khi ‘Người sẽ lại đến trong vinh quang’.

    - Mùa Vọng kéo dài trong khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ Chúa Nhật I đến chiều ngày 24/12. Từ đầu mùa Vọng đến hết ngày 16/12 nhằm hướng đến ngày cánh chung; còn từ ngày 17/12 nhằm chuẩn bị mừng đại lễ Giáng Sinh. Trong suốt mùa Vọng, lễ phục mang màu tím nói lên sự hoán cải trông đợi ơn cứu độ của Thiên Chúa.

    2/ Mùa Giáng Sinh:

    - Mùa Giáng Sinh mừng kính mầu nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người. Lễ Giáng sinh đầu tiên được cử hành trọng thể vào khoảng năm 300, nhằm ngày 25/12 là ngày lễ thờ Thần Mặt Trời của dân ngoại. Đây là ngày trong năm có đêm dài nhất (Đông Chí) và bắt đầu ngày mặt trời đi lên quỹ đạo cao nhất mang ánh sáng chiếu soi vạn vật. Hội Thánh muốn nhân cơ hội lễ này để xác định Chúa Kitô là ‘ánh sáng chiếu soi trong đêm tối’ và là ‘mặt trời công chính soi sáng muôn dân’ (Ga 1,5 ; Lc 1,79).

    - Mùa này kéo dài khoảng hơn hai tuần, từ ngày 25/12 (lễ Giáng sinh bắt đầu từ chiều hôm trước) đến hết lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Mùa Giáng Sinh có tuần bát nhật Giáng Sinh nhưng không được long trọng mừng kính cùng mức độ như tuần bát nhật Phục sinh, vì các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh đều được mừng như lễ trọng.

    3/ Mùa Chay:

    - Mùa Chay là mùa thống hối, trở về với Chúa để sửa soạn tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh, một thời gian rất quan trọng cho đời sống thiêng liêng của Hội Thánh và của mỗi tín hữu. Mùa Chay cũng là mùa chuẩn bị trực tiếp cho các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm Vọng Phục Sinh. Mùa Chay, theo nguyên nghĩa, là mùa 40 ngày, con số này mang ý nghĩa biểu tượng Kinh Thánh : 40 năm dân Do Thái đi trong hoang địa để vào đất hứa, 40 ngày Môsê ở trên núi Giao Ước Sinai, 40 ngày Êlia chạy trốn lên núi Horeb, 40 ngày Đavít phải đối đầu với Gôliát, 40 ngày Giôna rao giảng sám hối ở Ninivê và 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu.

    Có lẽ ban đầu mùa Chay khởi sự từ Chúa Nhật I mùa Chay đến chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh (Chúa Nhật I – V cộng thêm 5 ngày của Tuần Thánh = 40 ngày). Thế nhưng ngày Chúa Nhật là ngày kính Chúa Phục sinh không được phép ăn chay, nên mùa Chay đã sớm bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro, trước Chúa Nhật I. Dù vậy cũng chưa đủ 40 ngày ăn chay (mới có 38 ngày chay), lẽ ra phải bắt đầu mùa Chay vào ngày thứ Hai mới đủ 40 ngày nhưng truyền thống đạo đức xem ngày thứ Tư và thứ Sáu là ngày sám hối. Tuy nhiên nếu cộng thêm 2 ngày chay thánh nữa của Tam Nhật Vượt Qua là Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh thì vẫn đủ 40 ngày ăn chay.

    - Chuyển tiếp giữa mùa Chay và mùa Phục Sinh là TAM NHẬT VƯỢT QUA THÁNH. Tam Nhật Vượt Qua là ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật Phục Sinh, bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh (vì ngày đại lễ đối với người Do Thái được bắt đầu từ chiều ngày hôm trước) cho đến hết ngày Chúa Nhật Phục sinh. Cũng có người chủ trương Tam Nhật Vượt Qua là ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng như vậy thì chưa nói lên ý nghĩa đầy đủ của mầu nhiệm Vượt qua: vượt qua từ sự chết đến sự sống, từ cuộc sống trần thế về với Chúa Cha trên trời.

    Trong Tam Nhật Vượt Qua không được cử hành thánh lễ ngoại lịch, kể cả lễ an táng, ngoại trừ :

    Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, trong một giáo phận chỉ có một Thánh Lễ làm phép Dầu Thánh do Đức Giám Mục cử hành, có sự đồng tế của linh mục đoàn, để sử dụng cho cả năm. Chiều Thứ Năm Tuần Thánh cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể, sau lễ có Chầu Thánh Thể cho đến nửa đêm. Ngày thứ Sáu và Thứ Bảy tuần Thánh không cử hành Thánh Lễ, nhưng chiều Thứ Sáu có nghi thức Hôn Kính Thánh Giá để tưởng nhớ cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chiều tối thứ Bảy Tuần Thánh là đã bắt đầu ngày đại lễ nên có cử hành Thánh Lễ Vọng Phục Sinh.

    4/ Mùa Phục Sinh:

    “Phục sinh không chỉ là một ngày lễ như bao lễ khác, nhưng là ngày ‘lễ trên hết các lễ’, cũng như Bí tích Thánh Thể là ‘bí tích trên các bí tích’. Mầu nhiệm Phục sinh, mầu nhiệm Đức Kitô toàn thắng sự chết, đem lại cho thời gian già cỗi của chúng ta, sức sống mãnh liệt, cho đến khi mọi sự phải quy phục Đức Kitô”. (GLHTCG 1169)

    - Lễ Phục sinh được ấn định vào một Chúa Nhật sau lễ Vượt qua của người Do Thái nên lễ này thay đổi hàng năm. Mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày, bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, thời gian này được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, và được coi như một ngày lễ duy nhất, hơn nữa như một Đại Chúa Nhật. Các ngày thường trong tuần Bát nhật phục sinh được cử hành như lễ trọng kính Chúa (không đọc kinh Tin Kính), vì thế không được phép cử hành bất cứ thánh lễ ngoại lịch nào, ngoại trừ thánh lễ an táng.

    5/ Mùa Thường Niên:

    - Mùa thường niên gồm 34 tuần (lễ phục màu xanh lá cây), xen kẽ giữa mùa Giáng Sinh và mùa Chay (khoảng 8, 9 tuần), giữa mùa Phục Sinh và mùa Vọng (các tuần còn lại). Giáo Hội không cử hành một khía cạnh đặc biệt nào về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ.

    Ngoài ra, trong Năm Phụng Vụ, Hội Thánh còn ‘tôn vinh Đức Maria vinh hiển, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã nối kết với công trình cứu chuộc của Con Người bằng mối dây bất khả phân ly’ (PV 103-104). Đồng thời, Hội Thánh cũng kính nhớ các thánh Tử Đạo và các thánh khác; qua đó, Hội Thánh công bố mầu nhiệm Phục Sinh nơi các ngài và trình bầy cho các tín hữu những gương mẫu tuyệt vời, lôi kéo họ đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô.


Muốn biết hôm nay là ngày lễ gì, thuộc mùa gì, tuần mấy... thì phải mở Lịch Công Giáo của từng năm.



* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In



Được sửa bởi Admin ngày Sun Mar 09, 2014 12:14 pm; sửa lần 2.

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Icon_minitimeSun Mar 09, 2014 8:34 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) 2 PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Th_23 PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015) Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: Re: PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)
III. LỄ TRỌNG, LỄ KÍNH & LỄ NHỚ

Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh :

1) Lễ trọng chia làm hai loại: lễ trọng chung và lễ trọng riêng.

-Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 15 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát nhật Phục sinh.

-Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội ThánhViệt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.

Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngọai trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Gioan Tiền Hô, Phêrô và Phaolô).

Ngoài ra,còn có thánh lễ được kính trọng thể, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên trước hay sau đó vì lợi ích mục vụ của các tín hữu nơi đó (ví dụ: lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam 24/11 được rời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).

2) Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính : 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Têrêxa và Phanxicô Xaviê).

3) Lễ nhớ chia làm hai loại : lễ buộc nhớ và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.

4) Lễ theo nhu cầu:

Có ba loại lễ theo nhu cầu :

-Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức ...

-Lễ do nhu cầu tùy theo hòan cảnh: lễ tạ ơn, lễ cầu mùa

-Lễ ngoại lịch là do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi: thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ ...

Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.

Ví dụ :

* Không được cử hành bản văn và bài đọc thánh lễ Hôn Phối vào các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, thứ Tư lễ Tro, Tuần Thánh, lễ 2/11, tuần Bát nhật Phục Sinh, nhưng được cử hành nghi thức bí tích Hôn Phối trong các ngày lễ Chúa Nhật (sau bài giảng) và được phép đọc lời chúc hôn sau kinh Lạy Cha và ban phép lành riêng ở cuối lễ.

Trong các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và mùa thường niên : vẫn phải cử hành lễ Chúa Nhật nhưng có thể thay đổi bằng một bài đọc sách thánh về Hôn phối. Nếu không có cộng đoàn Giáo Xứ tham dự mà chỉ có gia đình hôn lễ thì được phép cử hành toàn bộ bản văn và bài đọc riêng của lễ Hôn phối.

* Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm tuần thánh, Tam nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.

* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

PHỤNG VỤ NĂM A+B (2014 - 2015)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: BAN MỤC VỤ :: PHỤNG VỤ LỜI CHÚA :: PHỤNG VỤ NĂM A-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 1:29 am.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | rpg diễn đàn | Các trường học, Cao đẳng, Magic | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất