Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc ChiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi Icon_minitimeWed Jan 23, 2013 1:23 pm
huongmuadong
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
huongmuadong
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
online

Bài gửiTiêu đề: Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 023
Đức cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi


Ngày 18-01-2013, giáo phận Đà Nẵng mừng kỷ niệm 50 năm thành lập (18/01/63 - 2013). Giở lại trang sử của giáo phận Đà Nẵng, được biết, ngày 18/01/1963, vào năm thứ 5 triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan XXII, đã ban hành Sắc lệnh thiết lập giáo phận Đà Nẵng, mở đầu bằng dòng chữ: "In vitre naturalis Similitudinem" (Cũng như trong đời sống tự nhiên).

Theo sắc lệnh nầy, một phần đất thuộc giáo phận Quy Nhơn: tỉnh Quảng Tín, tỉnh Quảng nam và thị xã Đà Nẵng; được tách rời khỏi giáo phận mẹ Quy Nhơn, để thành tân giáo phận Đà Nẵng theo như tên của thị xã. Đây là giáo phận thứ 21, của Giáo hội Công Giáo miền Nam Việt Nam.

Và theo sắc lệnh nầy, Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã đặt Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đương kim Giám mục giáo phận Quy Nhơn làm Giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng. Theo sắc lệnh nầy, Đức Gioan XXII cho rằng: "Phải ủy thác giáo phận cho một vị nhiều kinh nghiệm khôn ngoan; người đi trước lãnh đạo cho giáo dân Công giáo theo sau, ngỏ hầu vượt thắng mọi khó khăn trên con đường gồ ghề, bất định và được an tâm vượt biển phong ba, để về cập bến trường sinh bất tử".

Ngày 7/3/1963, Đức GM Phạm Ngọc Chi và Đức GM Đômicô Hoàng Văn Đoàn, tân Giám mục Giáo phận Quy Nhơn đã gửi thư chung chính thức tin cho hàng giáo sĩ và giáo dân biết quyết định của Tòa Thánh Vatican.

Ngày nhận chức của Đức GM Phạm Ngọc Chi tại Đà Nẵng là ngày 01/5/1963, vào lúc 17 giờ tại thánh đường thị xã Đà Nẵng - thường được gọi là là "nhà thờ lớn" hay "nhà thờ con gà".


Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 024
Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng


Việc đức GH Gioan XXII ký sắc lệnh thiết lập tân giáo phận Đà Nẵng, vào ngày 18/01/1963, chắc không phải ngẫu nhiên: vì cùng ngày tháng đó, cách đây hơn 300 trăm năm (18/01/1615) hai cha dòng Tên Bugomi và Diego Carvalho đã đổ bộ lên Cửa Hàn (Đà Nẵng) lãnh trách nhiệm lập một giáo khu mới Đàng Trong, mà Đà Nẵng và Hội An xem như trung tâm điểm xuất phát.


Nói đến Đức cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, được biết, chánh quán của Ngài là Trà Lũ, nhưng từ đời ông cố của Ngài đã đến lập nghiệp ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nên Đức Cha đã sinh ra tại xã Tôn Đạo (Phát Diệm) ngày 14/5/1909, trong một gia đình gia giáo đông con.

Năm 1920, cậu Chi được linh mục Pléneau (Kim) cho nhập trường thử Ba Làng và năm sau được vào Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc. Năm 1926, mới 17 tuổi, cậu được Đức Cha Mareau (Thành) chọn cho du học ở La Mã. Thật là một trường hợp đặc biệt họa hiếm lúc bấy giờ.

Sau 7 năm học ở trường Truyền giáo Rôma, Thầy Phạm Ngọc Chi được Đức Hồng Y Marchetti Selvaggiani phong Linh mục ngày 23/12/1933. Qua những năm đèn sách, Linh mục Chi đã đỗ Tiến sĩ triết học, cử nhân thần học và giáo luật.

Năm 1936, Lm Phạm Ngọc Chi được GM GP Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Phát Diệm, gọi về nước và bổ nhiệm làm giáo sư ở Đại Chủng Viện Thượng Kiêm. Năm 1946, Ngài được cử làm Phó giám đốc, rồi Giám đốc Đại Chủng Viện Phát Diệm phát triển mọi mặt: văn hóa, tổ chức, tài chánh Thật là một thời kỳ hoàng kim của Đại Chủng Viện này

Ngày 03/02/1950, ĐGH PIÔ XII ký sắc tuyển chọn Linh mục Giám đốc Phạm Ngọc Chi làm mục Sorapolis đại diện tông tòa Bùi Chu và được thụ phong tại Bùi Chu ngày 04/08/1950, với khẩu hiệu: "Vâng lời Thầy con thả lưới" (Luc 5:5).

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, gần một triệu đồng bào miền Bắc, trong số đó, có cả Phật giáo, và người "lương" (đạo thờ ông bà) , còn lại đa số là Công giáo di cư vào Nam, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng vào Nam. Ngài được cử làm Giám mục Phụ trách di cư (1954 - 1957). Trong thời gian ba năm, Ngài đã tận tâm lo lắng cho đồng bào di cư nhờ sự giúp đỡ của Công giáo thế giới. Những năm nầy, hình ảnh Ngài đã nổi bật trên thế giới.

Công việc định cư cho đồng bào miền Bắc di cư được hoàn thành, Đức Cha Phạm Ngọc Chi trao trả giáo quyền cho Đức Giám mục Sài Gòn và giải tán "Ủy ban hỗ trợ định cư" vào ngày 31/12/1956.

Đầu năm 1957 (05/01/1957) Đức Cha Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Đặc ủy Tông tòa (Commission Pontifical) lo thành lập Công Giáo Tiến Hành (CGTH) Việt Nam. Với nhiệm vụ này, Ngài đã vận động lập các cơ sở cho CGTN/VN như Trung tâm Công giáo ở đường Nguyễn đình Chiểu Sài Gòn, trụ sở huấn luyện CGTH tại Đà Lạt và hình thành Bản hiến chương, điều lệ thành lập Ban chấp hành CGTN.

Ngày 5/7/1957, Đức Cha Phạm Ngọc Chi được bổ nhiệm làm Giám quản giáo phận Quy Nhơn và ngày 24 tháng 11 năm 1960 làm Giám mục Chính tòa giáo phận Quy Nhơn cho đến đầu năm 1963. Tại giáo phận Quy Nhơn, Ngài đã nỗ lực hoạt động, nhắm vào lãnh vực truyền giáo và học đường. Chính nhờ vào 6 năm hoạt động của Ngài (1957 - 1963), mà giáo phận Quy Nhơn ngày càng phát triển có điều kiện thuận tiện lập thêm một giáo phận mới.

Ngày 18/01/1963, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Đức GH Gioan XXII trách cử làm Giám mục tiên khởi tân giáo phận Đà Nẵng, gồm thị xã Đà Nẵng, tỉnh Quảng Tín và tỉnh Quảng Nam.

Ngày 01/5/1963, là ngày lễ nhận chức của Đức Cha P.M Phạm Ngọc Chi, Giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng. Lễ nhận chức của Đức Cha được tổ chức rất long trọng, do một ban điều hành, gồm đại diện giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, dưới sự chỉ đạo của Linh mục Lê Văn Ấn.

Một nghinh đài vĩ đại nguy nga được dựng lên trước tiền đường nhà thờ Đà Nẵng, quay mặt ra đại lộ Độc Lập, nơi Đức Giám mục sẽ nhận tòa mới.

Từ Thánh Đường Đà Nẵng lên đến phi trường dài khoảng 4 cây số, được dựng lên nhiều cổng chào mỹ thuật, cờ xí rất nhiều dọc hai bên đường.

Sáng ngày 01/5/1963, thành phố Đà Nẵng như ngày trẩy hội… Các ca đoàn, giáo dân từ Quảng Tín, Quảng Nam đổ về tấp nập… Buổi chiều, mới 2 giờ, các hội đoàn hàng ngũ chỉnh tề lần lượt tiến lên phi trường và đứng kéo dài dọc hai bên đường có trên hai cây số, để đón chờ hoan hô Đức Giám mục tiên khởi của tân giáo phận Đà Nẵng.

Năm giờ chiều, phi cơ chở phái đoàn từ Quy Nhơn đến hạ cánh ở phi trường Đà Nẵng giữa hàng vạn tiếng hoan hô chào mừng. Phái đoàn lần lượt rời máy bay gồm có Đức Khâm sứ Tòa thánh Salvatore Asta, Đức Giám mục tân giáo phận, Đức TGM Ngô Đình Thục, Đức TGM Lê Hữu Từ, Đức TGM Nguyễn Văn Bình, các Giám mục: Piquet, Hoàng văn Đoàn, Trần văn Thiện và Đức ông De Nitis…

Để chào mừng phái đoàn, chuông nhà thờ Đà Nẵng và các nhà thờ vùng lân cận đổ từng hồi… Đoàn xe phái đoàn tiến về thành phố giữa tiếng hô của hàng ngàn giáo dân đứng nghinh đón hai bên đường…

Sáu giờ chiều, lễ nghi tuyên sắc tại nhà thờ lớn Đà Nẵng bắt đầu diễn ra rất trang trọng. Một cuộc rước oai nghiêm. Mở đầu là Thánh Giá, tiếp đến là hàng giáo sĩ của tân địa phận rồi đến các Đức Giám mục; sau cùng, là Đức Giám mục Phạm Ngọc Chi và Đức Khâm sứ Tòa Thánh tiến vào lễ đài.

Đức ông De Nitis đọc hai Sắc chỉ của Đức GH Gioan XXII: một thiết lập tân giáo phận và một đặt Đức Giám mục Phạm Ngọc Chi làm Giám mục tiên khởi chánh tòa giáo phận Đà Nẵng. linh mục Lê Văn Ấn liền sau đó, đã đọc bản dịch bằng Việt ngữ. Tiếp đến, Đức ông De Nitis trao hai Sắc chỉ cho Đức Giám mục Phạm Ngọc Chi, Giám mục của giáo phận mới.

Sau đó, Đức GM PM Phạm Ngọc Chi mặc phẩm phục đại trào tiến ra trước bàn thờ và được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh hướng dẫn lên Tòa. Chuông nhà thờ ngân vang chào mừng giờ phút vô cùng trang trọng. Cảm động biết bao, khi các giáo sĩ của tân giáo phận Đà Nẵng lần lượt đến quỳ trước Đức Giám mục Phạm Ngọc Chi, để tỏ lòng thần phục. Hàng chục ngàn người dự lễ đương theo dõi từng nghi lễ diễn ra trên lễ đài. Trong lễ nhận chức Đức GM Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã đọc một diễn từ khoảng 10 phút. Ngài cho rằng: "Sở dĩ Đà Nẵng được thành lập một giáo khu riêng biệt, vì Đà Nẵng đã có một lịch sử vẻ vang đối với Giáo Hội Việt Nam, và có một tương lai rất hứa hẹn".

Ngài đã nhắc nhở lại lịch sử truyền giáo tại Đà Nẵng và Quảng Nam kể từ năm 1615, hai Linh mục dòng Tên: Bergomi người Ý, và Carvalho người Bồ Đào Nha đến Cửa Hàn. Sau thời kỳ các Linh mục dòng Tên, các vị thừa sai Ba Lê từ năm 1615 đã đến tiếp nối gieo vãi vun trồng hạt giống Phúc Âm bằng mồ hôi và máu đào. Tuy vậy, chưa đến giờ Thiên Chúa, nên nước Chúa phát trển rất chậm, mãi đến năm 1953 - 1954 số thống kê giáo hữu Đà Nẵng và Quảng Nam chỉ có 8.882. Nhưng với ý Chúa quan phòng từ mùa hè năm 1954, số giáo hữu Đà Nẵng-Quảng Nam lên đến 85.000, người (tám mươi lăm ngàn). Phần do giáo hữu di cư từ bên kia Vĩ tuyến 17 vào, phần do phong trào tòng giáo mỗi ngày càng tăng, khiến cho vùng Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Tín đủ điều kiện để thành lập giáo phận mới.

Đức Cha kết thúc bài diễn từ bằng một hy vọng lớn lao: "Cũng như Giáo Hội sau Công Đồng sẽ có một bộ mặt mới, và một tinh thần mới, thì giáo phận Đà Nẵng của Công Đồng Vatican II cũng có một bộ mặt và tinh thần mới: bộ mặt và tin thần thực thi của Chúa Kitô".

Thời gian đầu, vì giáo phận mới thành lập, nên Đức Giám mục ở tại nhà xứ nhà thờ Đà Nẵng và Tòa Giám Mục làm việc ở đó. Vào ngày 14/5/1963, Đức GM Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi triệu tập Đại hội đồng Linh mục tại nhà thờ Đà Nẵng, để tổ chức một bộ máy hành chánh, hầu điều hành công việc giáo phận.

Việc đầu tiên, là trạch cứ Linh mục giám quản giáo phận, Ban cố vấn và hội đồng tài chánh, Lm Giám đốc Công Giáo Tiến Hành và truyền giáo, lập tòa án giáo phận, Hội đồng Linh mục giáo phận, các tông hội truyền giáo; hội đồng mục vụ.

Được biết, giáo phận Đà Nẵng vào năm 1963 có 35 giáo xứ, 334 giáo họ, gần 90 ngàn giáo dân, và trên 10 ngàn dự tòng, được chia làm 3 giáo hạt: giáo hạt Đà Nẵng, giáo hạt Tam Kỳ, giáo hạt Hội An; đến năm 1971 có thêm giáo hạt Hòa Khánh.

Để có địa điểm làm việc cho giáo phận, Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã xây Tòa Giám Mục ở bãi cát sát bờ biển, gần Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước) thuộc quận 3, Đà Nẵng.

Từ năm 1963 đến 1975, với 12 năm, Đức GM Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã nỗ lực với sự cộng tác của ban cố vấn Linh mục xây dựng giáo phận từ cơ sở tinh tầàn đến các cơ sở vật chất. Về mặt tinh thần, Đức GM giáo phận đã trạch cứ Linh mục Tổng đại diện; Linh mục giám quản giáo phận; ban cố ván và hội đồng tài chánh; Công Giáo Tiến Hành và truyền giáo; toàn án giáo phận, Hội đồng Linh mục; các tông hội truyền giáo; Hội đồng mục vụ.

Đối với giáo dân, Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã lập các Hội đồng giáo xứ do giáo dân bầu thay vì ban chức việc do Linh mục quản xứ chỉ định như trước, lập Hội đồng giáo dân do các thành viên Hội đồng giáo xứ bầu; Đức GM khuyến khích các hội đoàn Công Giáo Tiến Hành hăng say hoạt động và bầu Ban cháp hành Công Giáo Tiến Hành Giáo Phận.

Về mặt vật chất, Đức GM cho xây Toà Giám Mục, Tiểu Chủng Viện Gioan XXII sát Tòa Giám mục. Để đào tạo đại chủng sinh, Ngài cùng các Giám mục thuộc giáo phận Huế xây Đại Chủng Viện tên gọi là Hòa Bình ở Hòa Khánh, sát quốc lộ I, thành phố Đà Nẵng.

Giáo phận Đà Nẵng đương trên đường phát trển tốt đẹp, thì biến cố đau thương 30/4/1975 ập đến, Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thường xuyên bị Công an thành phố Đà Nẵng "mời làm việc" liên tiếp. Lúc đầu, Đức GM còn bình tĩnh, nhưng rồi xem ra, Ngài bị "tâm thần", rồi bị "quản chế" tại giáo xứ Trà Kiệu, Quảng Nam. Bệnh "mất trí" của Đức GM ngày càng tăng trầm trọng, mà có dư luận cho rằng Ngài "bị đầu độc", nên vào lúc 14 giờ, ngày 21/01/1988, Đức Giám mục Phêrô Maria, Phạm Ngọc Chi, vị Giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng đã từ trần tại giáo xứ Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam, hưởng thọ 79 tuổi, và được an táng trong khuôn viên nhà thờ.

Sau tháng Tư Đen, 1975, Linh mục Nguyễn Quang Sách 50 tuổi, được Tòa Thánh Vatican phong làm Giám mục phó Giáo phận ngày 06/6/1975, và kế vị Đức cố GM Phạm Ngọc Chi, làm Giám mục Chánh tòa vào đầu năm 1988.

Ngày 30/6/2000, Linh mục Phaolô Nguyễn Bình Tỉnh, Giám đốc Đại chủng Viện Xuân Bích ở Huế được cử làm Giám mục phó và ngày 6/11/2000 nhận chức Giam mục chính tòa thay cho ĐGM Nguyễn Quang Sách về hưu.

Năm 2006, Đức Giám mục Nguyễn Bình Tỉnh xin từ chức, vì quá tuổi hưu (77 tuổi). Tòa Thánh bổ nhiệm Linh mục Giuse Châu Ngọc Tri, người Quảng Nam, sinh năm 1956, đương kim chánh xứ GX Trà Kiệu làm Giám mục chánh tòa Giáo phận, lễ phong nhậm vào ngày 4/8/2006, tại nhà thờ chính tòa Đà Nẵng.

Ngày 18/01/2013 sắp tới; Giáo phận Đà Nẵng mừng lễ Kim Khánh 50 năm thành lập. Giáo phận đương gặp rất nhiều khó khăn…



Portland, OR 97202,

Mùa Giáng sinh, 2012

TNS VNCH Bùi Văn Giải

* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi Icon_minitimeWed Jan 23, 2013 1:32 pm
huongmuadong
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
huongmuadong
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
online

Bài gửiTiêu đề: Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Giám mục đại diện tông tòa Bùi Chu
Giám mục chính tòa Quy Nhơn và Đà Nẵng

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 025

Khẩu hiệu: "Vâng lời Thầy con thả lưới"


Tấn phong 4 tháng 8, 1950

Ngày sinh :14 tháng 5, 1909
Ngày mất :21 tháng 1, 1988 (78 tuổi)
Nơi an táng :Linh địa Trà Kiệu
Giáo hội :Công giáo Rôma


Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (1909-1988) là một giám mục Công giáo người Việt Nam, được thụ phong giám mục ngày 4 tháng 8 năm 1950 với khẩu hiệu "Vâng lời Thầy, con thả lưới".

Thân thế


Ông sinh ngày 14 tháng 5 năm 1909 trong một gia đình Công giáo toàn tòng tại giáo xứ Tôn Ðạo (nay thuộc địa bàn xã Ân Hòa và Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

Năm 1920, ông được linh mục chính xứ Tôn Ðạo là Clément Pléneau Kim (MEP) cho nhập trường Ba Làng (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Năm 1921, ông được cho theo học tại Tiểu chủng viện Phúc Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình). Năm 1927, ông mãn Tiểu chủng viện và được Giám mục Alexandre Marcou Thành chọn đi tu học tại Trường Ðại học Truyền giáo Rôma.

Linh mục

Ông thụ phong Linh mục ngày 23 tháng 12 năm 1933. Sau đó, ông tiếp tục theo học tại Ðại học Apollinaire và tốt nghiệp các văn bằng Tiến sĩ Triết học, Cử nhân Thần học và Cử nhân Giáo luật. Năm 1935,ông theo học khoa Luật tại Ðại học Paris, Pháp.

Năm 1936, ông quay trở về Việt Nam và nhận chức giáo sư Ðại chủng viện Phát Diệm. Năm 1944, ông được cử làm Phó giám đốc của Ðại chủng viện. Năm 1945, ông trở thành cố vấn của tân Giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ trong các vấn đề luật pháp và chính trị. Năm 1946, Giám mục Lê Hữu Từ bổ nhiệm ông làm Chánh án Hôn phối Ðịa phận đồng thời cử ông vào Hội đồng Ðịa phận. Cũng trong năm này, ông được Hội đồng Ðịa phận đề cử ra tranh cử Quốc hội nhưng ông đã khước từ sự trúng cử.

Giám mục Bùi Chu và Quy Nhơn

Cũng như Giám mục Lê Hữu Từ, ông kịch liệt chống đối chủ nghĩa vô thần của những người Cộng sản. Dưới tác động từ thông điệp của Giáo hoàng Piô XI, với nội dung chống lại chế độ vô thần Cộng sản, ông đã có sự tham gia rất lớn trong việc hình thành những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, xây dựng các giáo khu Phát Diệm trở thành những chính quyền tự trị với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1947, ông được thăng làm Giám đốc Ðại chủng viện Phát Diệm. Tháng 11 năm 1948, Giám mục Bùi Chu Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn qua đời, Tòa Thánh chỉ định Giám mục Từ kiêm Giám quản Tông tòa Giáo phận Bùi Chu. Cùng với Phát Diệm, Bùi Chu cũng trở thành vùng tự trị Công giáo.

Ngày 3 tháng 2 năm 1950, ông được Giáo hoàng Piô XII phong chức Giám mục hiệu tòa Sozopolitana ở Haemimonto và bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Bùi Chu. Lễ thụ phong đã diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1950.

Bấy giờ, người Pháp đã kiểm soát được hầu hết Đông Dương. Mặc dù vậy, giáo khu Bùi Chu - Phát Diệm, vẫn được giữ quyền tự trị với những điều kiện thỏa hiệp không chống Pháp và nhận trang bị vũ khí của người Pháp vẫn để vũ trang cho giáo dân chống Việt Minh.

Năm 1954, Ðức Khâm Sứ Dooley ủy thác cho ông trông coi hàng giáo sĩ và giáo dân Bắc Việt di cư vào Nam.

Ngày 5-1-1957, sau khi đã hoàn thành sứ mạng coi sóc người Di Cư, và do sự đề cử của Ðức Khâm Sứ Caprio tại Saigon, ông được Tòa Thánh đặt làm đặc ủy tông tòa chuyên trách về Công Giáo Tiến Hành Việt Nam.

Ngày 5-7-1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ông làm Giám Quản Ðịa Phận Qui Nhơn và năm 1960 trở thành Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn (ngày 24/11/1960).

Nhà văn Phạm Ðình Khiêm (dưới bút hiệu Ðức Khiêm đã viết trong cuốn sách mang tựa đề Thánh Giuse, Di Cảo của Cha Chính Lý, nơi trang 101) ghi nhận: "Phong trào Tân Tòng ở Ðịa Phận Qui Nhơn hồi ấy phát triển kỳ diệu, riêng khu Ðông Mỹ (Phù Mỹ?) của Cha Chính Mai Học Lý với một số linh mục Phát Diệm mở rộng tới 40 họ đạo mới".

Giám mục Đà Nẵng

Ngày 18-1-1963, Giáo hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh tách Ðà nẵng ra khỏi Giáo phận Qui Nhơn và đặt ông làm Giám Mục tiên khởi cho Ðịa Phận mới Ðà Nẵng.

Ông đã xây dựng nhiều cơ sở mới cho Ðịa Phận: Tòa Giám Mục, Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh Mục già yếu, Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan, Bệnh Viện An Bình tại An Thượng, Ðại Chủng Viện Hòa Bình là Chủng Viện miền tại Hòa Khánh, Trung tâm Công Giáo Tiến Hành cạnh nhà thờ Chánh Tòa Ðà Nẵng.

Ông đã cho phép nhiều Hội Dòng khác nhau đến hoạt động truyền giáo trong Ðịa Phận như Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Kim Ðôi Huế, Tu Hội Tận Hiến Saigon, Tu Hội Nhà Chúa Saigon và Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa Biên Hòa ra Ðà Nẵng trông coi bệnh viện An Bình.

Sau năm 1975,ông đi học tập cải tạo tư tưởng một mình với Ông Phó Trưởng Ty Công An Tỉnh Quảng Nam Ðà Nẵng là ông Lê Lực trong vòng hai tháng trời. Ngày 10-7-1984, Tòa Giám Mục An Thượng bị công an tỉnh đến bao vây với lệnh "nội bất xuất ngoại bất nhập". Kể từ 20-7-1984, ông được đưa đi giam lỏng tại Trà Kiệu cho đến ngày qua đời.

Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi qua đời ngày 21/1/1988, thọ 79 tuổi. Trong chúc thư của ông của đoạn: "Ðối với những người thù ghét tôi, làm khổ tôi, nếu có, tôi không có buồn giận ai cả. Trái lại, tôi xin Chúa chúc lành cho họ. Họ làm như thế là làm cho tôi, vì tôi có dịp lập công, đền tội, nhất là trong những ngày sau hết đời tôi. Về nơi chôn cất thì ở đâu cũng được. Xác đất vật hèn: rồi chúng ta sẽ ra tro và bụi hết. Ðến đây tôi xin để lại cho mọi người một ý tưởng sau hết mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần: "Vanitas Vanitatum et omnis vanitas: Phù vân nối tiếp phù vân, mọi sự đều là phù vân. Propter amare Deum et Illi Soli servire: trừ sự kính mến Ðức Chúa Trời và làm tôi một mình Người"[1]

Chú thích

1. ^ Trích Chúc Thư của Ðức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05viet/vnam045.htm
















* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi Icon_minitimeThu Jan 24, 2013 11:36 am
huongmuadong
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
huongmuadong
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
online

Bài gửiTiêu đề: Đức Cha Phạm Ngọc Chi: Vị Mục tử mà cả triệu người Việt ghi ơn

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi


Gioan Lê Quang Vinh


Người ta thường viết về một nhân vật, khi người đó vừa nằm xuống, trong ngày kỷ niệm, hay nhân ngày bổn mạng… Con đã rất tha thiết muốn viết về ngài, nhưng nhìn thấy cuộc đời ngài vĩ đại quá, con đã bắt đầu nhiều lần rồi lại để nguyên đấy và chẳng biết viết thế nào. Đã mười một năm đi qua từ ngày ngài đã từ giã thế gian này mà trong đó cuộc đời của ngài có ý nghĩa vô biên cho hàng triệu cuộc đời khác. Ngày 14 tháng 5 năm nay là ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ngài.

Cách đây ít lâu, khi Đức Hồng Y Etchegaray làm đặc sứ Toà Thánh sang Việt nam, một số người trong đó có con được hân hạnh tiếp xúc với Đức Hồng Y nhờ có Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng làm người hướng dẫn. Sau đó một thầy đại chủng sinh, bây giờ đã là linh mục, nói với con: “Mình chưa thấy vị giám mục Việt nam nào nhân từ, cởi mở và vui vẻ như vậy”. Con trả lời: “Đúng rồi, Đức Hồng Y thật tuyệt vời. Nhưng nói như ông cũng chưa đúng, có lẽ vì ông chưa sống với một vị giám mục Việt nam nào, nhất là ông chưa sống với Đức Cha Phêrô Maria”. Bây giờ thì con xin được viết đôi nét về ngài, Đức Cha già khả kính Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, người mục tử vĩ đại và nhân hậu nhất mà con từng được biết. Với sức khoẻ và sự chịu đựng của ngài, nếu không có những thử thách và áp lực nặng nề mà thế gian điêu ngoa này giáng xuống trên ngài, thì có thể Chúa để ngài còn sống đến hôm nay, để mừng bách niên đại thọ bên vô số con cháu giờ có mặt trên khắp địa cầu.

Nói về Đức Cha Phêrô Maria, mỗi người sẽ nhìn ngài ở một khía cạnh mà khía cạnh nào cũng toả sáng lung linh. Với diện mạo vừa uy nghi vừa nhân hậu, Đức Cha là một bậc trí thức chuyên về triết học và thần học, một nhà lãnh đạo tài ba đưa bao nhiêu người vượt qua sóng gió với cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ “sóng gió” này, và cũng là một ngư phủ tuyệt vời đã đem nhiều “mẻ cá” lớn về cho Giáo Hội Chúa Kytô.

Cậu bé Phêrô Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14 tháng 5 năm 1909 tại Tôn Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 11 tuổi, với diện mạo khôi ngô và trí khôn sắc sảo, cậu được gọi vào học tiểu chủng viện Ba Làng và năm sau chuyển về tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Kết quả học vấn của tiểu chủng sinh vừa tốt nghiệp Phạm Ngọc Chi rất xuất sắc, và do đó Đức Cha Marcou đã chọn thầy du học tại trường Truyền Giáo Rôma. Thầy Phạm Ngọc Chi thụ phong linh mục khi còn rất trẻ, năm 1933 khi ngài mới 24 tuổi. Sau đó ngài tiếp tục học tại đại học Apollinaire với bằng tiến sĩ Triết học, cử nhân Thần học và Giáo luật, và chuyển sang học tại đại học Luật Khoa Paris. Khi về nước, ngài là giáo sư và sau này là Giám Đốc Đại Chủng Viện Phát Diệm. Ðầu năm 1946, ngài được Hội Ðồng Ðịa Phận ủy ra tranh cử Quốc Hội, nhưng vì sự man trá của Chính Phủ Việt Minh hồi đó, nên ngài đã từ khước sự trúng cử. Năm 1950, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Bùi Chu và lễ tấn phong Giám Mục của ngài được tổ chức long trọng ngày 4-8-1950.

(1) - Lúc ấy ngài mới 41 tuổi, là một trong bảy vị Giám Mục Việt nam đầu tiên của Giáo Hội Việt nam. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là “In Verbo Tuo, laxabo rete”, “Vâng lời Thầy, con thả lưới”, là lời tuyên xưng mạnh mẽ của vị Tông đồ cả, bổn mạng của ngài.

Đức Cha Phêrô Maria là người suốt đời trung kiên rao giảng Tin Mừng không mệt mỏi. Có lẽ Đức Cha Phêrô là vị chủ chăn duy nhất ở Việt nam làm Giám Mục Chính Toà ba giáo phận trong cuộc đời mình. Khi làm Giám mục Bùi Chu trong quãng thời gian khó khăn gian khổ, Đức Cha đã hết mình vì công việc rao giảng Tin Mừng. Năm 1954, Ðức Khâm Sứ Dooley ủy thác ngài trông coi hàng giáo sĩ và giáo dân Bắc Việt di cư vào Nam. Ngày 5-1-1957, sau khi đã hoàn thành sứ mạng coi sóc người Di Cư, và do sự đề cử của Ðức Khâm Sứ Caprio tại Saigon, ngài được Tòa Thánh đặt làm đặc ủy tông tòa chuyên trách về Công Giáo Tiến Hành Việt Nam. Ngày 5-7-1957, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Ðịa Phận Qui Nhơn và ngày 24-11-1960 ngài được bổ nhiệm Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn. Trong những năm cai quản Ðịa Phận Qui Nhơn, ngài đã mở rộng cánh đồng truyền giáo và thu hoạch về những thành quả ngoài sự ước đoán mong chờ. Nhà văn Phạm Ðình Khiêm (dưới bút hiệu Ðức Khiêm đã viết trong cuốn sách mang tựa đề Thánh Giuse, Di Cảo của Cha Chính Lý, nơi trang 101) ghi nhận: "Phong trào Tân Tòng ở Ðịa Phận Qui Nhơn hồi ấy phát triển kỳ diệu, riêng khu Ðông Mỹ của Cha Chính Mai Học Lý với một số linh mục Phát Diệm mở rộng tới 40 họ đạo mới".

(2) - Ngày 16-1-1963, Đức Cha Phêrô Maria được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà tiên khởi giáo phận Đà Nẵng, giáo phận vừa được thành lập cùng năm ấy. Trong đúng hai mươi lăm năm làm Giám mục Đà nẵng, ngài đã hết lòng cho giáo phận yêu dấu còn non trẻ này và đã đem lại bao nhiêu thành quả vĩ đại nhờ lòng hăng say nhiệt thành, tài năng, lòng đạo đức và lời cầu nguyện với hy sinh của ngài. Ngài đã cùng với các linh mục trẻ, nhiệt tâm của giáo phận mới, đã thành lập nhiều giáo xứ mới, nơi đoàn dân Chúa vui sống bình an tránh những cơn bách hại. Ngài xây dựng Tiểu chủng viện, nhiều cơ sở và trường học của Giáo Hội. Sau này, hầu hết những cơ sở ấy bị trưng thu, nhưng nhờ đó, việc truyền giáo cũng như giáo dục và huấn luyện con người vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay. Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm viết: “Từ ngày về cai quản Giáo Phận Đà Nẵng, ngài đã xây dựng nhiều cơ sở mới cho Địa Phận: Tòa Giám Mục, Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh Mục già yếu, Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan, Bệnh Viện An Bình tại An Thượng, Đại Chủng Viện Hòa Bình là Chủng Viện miền tại Hòa Khánh, Trung tâm Công Giáo Tiến Hành cạnh nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng. Trước năm 1963, tại Đà Nẵng chỉ có dòng nữ Thánh Phaolô và chị em Mến Thánh Giá Phú Thượng, nhưng sau năm 1963 trở đi, ngài đã cho phép hoặc mời thêm nhiều Hội Dòng khác nhau đến hoạt động truyền giáo trong Địa Phận như Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Kim Đôi Huế, Tu Hội Tận Hiến Saigon, Tu Hội Nhà Chúa Saigon và Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa Biên Hòa ra Đà Nẵng trông coi bệnh viện An Bình. Con số linh mục địa phận chưa đầy 40 vị lúc Giáo Phận mới thành lập đã tăng lên 117 vị năm 1975.

Sau năm 1975, vì lý do mục vụ và thời cuộc, nên trong Địa Phận còn khoảng 50 vị nữa thôi. Đức cố Giám Mục đã gởi rất nhiều linh mục đi du học nước ngoài. Ngài vẫn chủ trương mỗi phân ngành chuyên biệt như Giáo Luật, Luân Lý, Xã Hội, Thần Học, vân vân... ít nhất phải có 3 cha trong Địa Phận có cùng một loại bằng cấp để giúp nhau làm việc, vừa có người kế tục công việc của một cha đang làm nếu chẳng may vị này qua đời đột ngột. Chúng tôi còn nhớ trong một dịp cấm phòng năm cho toàn thể linh mục địa phận, ngài đã khuyến khích các cha dưới 40 tuổi nên cố gắng xuất ngoại. Ngài nói: Nếu cha nào không có khả năng lấy thêm bằng cấp Đạo, Đời, thì ít ra có dịp quan sát tận mắt những tiến bộ của các nước Âu Mỹ để có thêm kiến thức mà về phục vụ tốt cho anh chị em Chúa và đồng bào trong nước. Chủ trương này của ngài đang tiến hành tốt đẹp thì Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản và chương trình này đành đình hoãn vô hạn định. Hiện nay có khoảng 15 linh mục Đà Nẵng đang hoạt động ở nước ngoài, mà phần lớn đang phục vụ anh chị em Chúa tại Hoa Kỳ.”

(3) - Chắc cũng ít người bây giờ biết được là thành phố Sàigòn này cũng còn nhiều công trình của Đức Cha, trong đó có nhà Bùi Chu gần nhà thờ Huyện Sĩ, nhà in Nguyễn Bá Tòng bây giờ đã bị bán làm bệnh viện phụ sản ở góc đường Bùi thị Xuân, trường trung học Nguyễn bá Tòng bây giờ là trường PTTH Bùi thị Xuân, trung tâm Công giáo, trường Chu văn An và nhiều cơ sở khác mà theo dòng đời đa số đã biến trôi. Ngài là vị mục tử đạo đức và chuyên cần làm việc trí thức. Con thường nghe các Cha và các anh lớp lớn kể lại về ngài với lòng khâm phục lòng đạo đức và sự đúng giờ của ngài. Lúc Toà Giám Mục Đà nẵng chưa xây xong, ngài ở tại Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan. Ngài rất sốt sắng viếng Chúa và làm việc đạo đức. Mỗi lần ngài đi qua hành lang để vào nhà nguyện, mọi người đều biết lúc ấy là mấy giờ, không cần nhìn đồng hồ! Trong di chúc, Đức Cha viết với lòng đạo đức sâu xa: “Cả đời tôi là một chuỗi tình thương của Chúa, tôi ca ngợi không bao giờ cùng!... Gần cuối đời, Chúa đem tôi về Trà Kiệu, là trung tâm Thánh Mẫu của địa phận Ðà Nẵng: đó cũng là do lòng thương đặc biệt của Chúa. Tôi hy vọng được chôn táng ở linh địa này... Nếu được đặc ân này thì tôi hạnh phúc biết bao!”

(4) - Dù làm việc mục vụ và xã hội rất nhiều, ngài cũng chuyên tâm nghiên cứu và viết nhiều sách đạo đức. Trong các sách vở ngài viết, cuốn “Phúc Âm Dẫn Giải” nổi tiếng nhất như một công trình nghiên cứu chính xác, rõ ràng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp dân Chúa. Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi là người cha can đảm và nhân hậu của đoàn chiên Chúa. Biến cố 1954 rồi 1975 đã đưa ngài vào những bước ngoặc vĩ đại của cuộc đời, và lúc nào ngài cũng nhiệt thành, can đảm và hết lòng vì đoàn chiên. Những người di cư năm 1954 từ miền Bắc và nhiều người di cư suốt những năm sau đó từ các làng mạc nhiều biến động ở miền Trung đi đến các xứ đạo sầm uất và sốt sắng là những người con được che chở bởi lòng can đảm và tình thương yêu của Đức Cha. Rồi sau này khi một số những người con ấy lên đường viễn xứ, chắc chắn họ sẽ nhớ công ơn vô bờ của một người cha già đến cuối đời lặng lẽ và đau khổ nơi xứ đạo miền quê. Ở đây con không nói về nguyên nhân bệnh tật và cái chết của ngài vốn rất phức tạp, nhưng chắc chắn những đau khổ ngài chịu trong chương trình của Thiên Chúa, nói lên tất cả tâm hồn người mục tử vĩ đại, ân nhân của nhiều triệu người dân Việt muôn phương. Tất cả những ai có dịp tiếp xúc với Đức Cha Phêrô Maria đều nhận ra ngài là người cởi mở, nhân hậu và đầy cảm thông. Và ai có dịp sống với ngài đều cảm được tâm hồn bao dung như biển cả của ngài. Con có hân hạnh làm người giúp việc cho ngài trong một khoảng thời gian không phải là dài, nhưng đó là thời gian đẹp của đời con.

Khi nghĩ đến quãng đời ấy, con luôn xúc động trước lòng nhân hậu của Đức Cha. Ngài không nặng lời, không quở trách, chỉ có lòng yêu thương mà thôi. Có một chuyện nhỏ nói lên được cả tấm lòng ngài. Hồi đó dù là Giám Mục Chính Toà, mỗi lần ngài đi đâu cũng bảo con chở bằng xe Honda dame cũ kỹ. Có một lần con đưa ngài sang nhà thờ Chính Toà về, đi ngang cầu Trịnh Minh Thế gió thổi rất mạnh. Con để một phong thư trong giỏ xe phía trước. Đang đi thì gió thổi bay phong thư xuống cầu. Con dừng xe lại, bắt ngài chờ để nhặt phong thư lên, và bỏ vào giỏ xe. Ngài nói: “Cẩn thận con nhé”. Đi được một quãng nữa thì gió lại thổi bay phong thư, và ngài lại phải xuống xe để chờ con. Khi con nhặt phong thư xong, Đức Cha bảo: “Cha đã nói với con rồi”. Nhưng nếu chuyện chỉ có thế mà thôi thì cũng chẳng có gì, nhưng sau bữa cơm tối hôm ấy, ngài gọi con lại, đi dạo với ngài và ngài bảo: “Vinh ơi, chiều nay Cha trách con, con có giận không? Sau này chắc là cứ nhớ lời Cha trách?” Con cảm động muốn khóc. Và bây giờ mỗi lần nhớ lại chuyện hồi ấy, Cha ơi, con chỉ nhớ rằng Cha quá đỗi nhân từ. Lòng nhân từ của Đức Cha thể hiện rõ nét qua Di Chúc của ngài. Ngài không quên một ai, và yêu thương tất cả, dù là kẻ làm khổ ngài. “Ðối với những người thù ghét tôi, làm khổ tôi, nếu có, tôi không có buồn giận ai cả. Trái lại, tôi xin Chúa chúc lành cho họ. Họ làm như thế là làm cho tôi, vì tôi có dịp lập công, đền tội, nhất là trong những ngày sau hết đời tôi.”

5) - Cuộc đời phải đi qua, để công trình của Thiên Chúa mau được thành toàn. Những con người dù tài ba lỗi lạc và đạo đức thánh thiện cũng phải đi qua để cho “dòng dõi họ sinh sôi nảy nở”, nhưng con tin rằng dù Đức Cha đã ra đi nhiều năm, nhưng hàng triệu triệu trái tim người Việt, kể cả nhiều người không phải Công giáo, cũng nhớ đến Đức Cha với lòng tri ân và ngưỡng mộ. Con viết vài dòng về Cha trong dịp Sinh Nhật của Cha để cảm tạ Thiên Chúa và mời gọi nhiều người cùng cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt nam một vị mục tử nhân dũng. “Nhân dũng” là từ của LM Giuse Đinh xuân Long, bạn thân của con, là người con đã từng tiếp xúc với Đức Cha một cách gần gũi. Cha Long viết “good shepherd”, mục tử tốt, không chỉ là mục tử nhân lành, mà còn là mục tử can đảm dám chết cho đàn chiên, cho nên phải dịch là mục tử nhân dũng. Con tin là Cha đang sống trong Tình Yêu của Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân dũng, là Đấng Cha đã viết, đã theo bước, đã sống và chết trọn vẹn cho Người. Xin Cha cầu bàu cho Giáo Hội Việt nam, cho các giáo phận mà Cha là Giám Mục, cho tất cả những người mang ơn Cha, và cho chúng con, những đứa con đã được Cha yêu thương trọn vẹn. Sàigòn, ngày Mẹ Fatima 13.5.2009, chuẩn bị Sinh Nhật thứ 100 Đức Cha Phêrô Maria 2009.



Chú thích:(1)(2)(3) Viết theo Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm.(4)(5)Trích Di chúc Đức Cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi



Gioan Lê Quang Vinh




* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi Icon_minitime
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Sponsored content
Tước hiệu
online
online

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Nhớ về: Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: TƯ LIỆU :: Căn Bản Sống Đạo-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 11:27 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | rpg diễn đàn | Các trường học, Cao đẳng, Magic | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất