SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013 Icon_minitimeSun Jan 20, 2013 1:08 pm
songhoang
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
songhoang
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013 2
Hạng Nhất Sao Sáng

online

Bài gửiTiêu đề: SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013

SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013

I. TIẾN TRÌNH GIỜ KINH :

.Kinh khai mạc : Chúa Thánh Thần, Truyền Tin, Tin, Cậy, Mến, Sấp mình, Vì dấu.

.Người chủ trì giới thiệu chủ đề của ngày : Hôm nay cộng đoàn chúng ta cùng cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong và ngoài Hội Thánh với chủ đề (Ngày nào theo ngày đó):

- Ngày Thứ Nhất : Bước đi trong đối thoại.

- Ngày Thứ Hai : Bước đi với thân thể đầy thương tích của Chúa Ki-tô

- Ngày Thứ Ba : Bước đi hướng tới tự do

- Ngày Thứ Tư : Bước đi như những người con cùng chung sống trong gia đình trái đất

- Ngày Thứ Năm : Bước đi như bạn hữu của Đức Giê-su

- Ngày Thứ Sáu : Bước đi vượt lên những trở ngại

- Ngày Thứ Bảy : Bước đi trong tình liên đới

- Ngày Thứ Tám : Bước đi với các cuộc cử hành

Công bố Tin Mừng :

- Chủ trì mời gọi : Kính mời cộng đoàn cùng đứng lên nghe công bố Tin Mừng.

- Độc viên công bố Tin Mừng (Theo ngày).

Đọc suy niệm : Độc viên đọc suy niệm theo ngày cho tới phần “Gợi ý suy tư”

Hát thánh ca Hiệp Nhất : Chọn một bài tùy nghi

Kết thúc : Đọc kinh cầu cho Hiệp Nhất


II. TÀI LIỆU SUY NIỆM
____________________________________

Ngày Thứ Nhất: Bước đi trong đối thoại

Lời Chúa : Lc 24,13-25 : Đức Giê-su đối thoại với hai môn đệ trên đường Emmaus.

Suy niệm


Một dân tộc khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa là một dân tộc trong đó các thành viên biết đối thoại với nhau, biết đối thoại với Thiên Chúa và biết quan tâm đến những gì mình nghe. Chúng ta bắt đầu cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho các Ki-tô hữu hiệp nhất năm nay bằng việc suy tư về các đoạn Kinh thánh nói đến tầm trò quan trọng của việc đối thoại. Một yếu tố quyết định của phong trào đại kết là chúng ta dám nói với người khác về suy nghĩ của mình vì khi làm như thế, chúng ta cởi mở để học hỏi lẫn nhau, để chia sẻ cho nhau những điểm tương đồng và lắng nghe những điều khác biệt và để quan tâm đến nhau. Nhờ đó, chúng ta càng ngày càng có khả năng hiểu biết nhau hơn. Những hồng ân mà chúng ta có được nhờ biết kiếm tìm sự hiệp nhất trên đây đòi hỏi chúng ta đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa: nếu chúng ta sống sự thật, công lý sẽ được thực hiện và chúng ta sẽ thuộc về ân sủng. Những cuộc giải phóng trên khắp thế giới mà chúng ta từng chứng kiến minh chứng cho chúng ta thấy rõ ràng những người bị bó buộc trong nghèo khổ nhờ biết đối thoại có thể thoát ra khỏi tình trạng bị tách biệt.

Mặc dù trên con đường tiến về Emmau, hai môn đệ cùng chung bước và cùng trò truyện với nhau nhưng họ vẫn có cảm giác mất mát và thất vọng. Các Giáo hội chúng ta với những chia rẽ ở các cấp độ khác nhau, các xã hội chúng ta bị chia rẽ vì thành kiến và vì lo sợ người khác, cũng có thể có cảm giác đó. Tuy nhiên, đó chính là lúc Chúa Giê-su quyết định đi vào cuộc trò chuyện một cách rõ ràng, không phải như một giáo sư thông thái chỉ đường, nhưng là một người đồng hành chung bước với họ. Đức Giê-su phục sinh mong muốn được trò chuyện với chúng ta và nếu chúng ta đáp lại lời Ngài mà xin Ngài ở lại với chúng ta và tiếp tục trò chuyện với chúng ta, chúng ta sẽ gặp được Ngài một cách sống động.

Tất các Ki-tô hữu đều biết việc gặp gỡ Đức Giê-su có ý nghĩa thế nào và lời của Ngài có sức mạnh làm cho “lòng chúng ta bừng cháy” ra sao. Kinh nghiệm phục sinh này mời gọi chúng ta hiệp thông sâu hơn nữa với Đức Ki-tô. Tiếp tục trò chuyện với nhau và trò chuyện với Đức Giê-su - cả khi chúng ta có bị lạc hướng- chúng ta cũng sẽ đi đến hiệp nhất với nhau.

Lời nguyện

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, chúng con hân hoan tuyên xưng rằng chúng con ở trong Chúa và chúng con tạ ơn Chúa vì Chúa đã mời gọi chúng đi vào cuộc đối thoại yêu thương của Ngài. Xin hãy mở tâm hồn chúng con để chúng con có thể tham dự ngày một thâm sâu hơn vào lời cầu nguyện mà Ngài đã cầu xin cùng Chúa Cha cho chúng con được hiệp nhất, để khi cùng nhau tiến bước, chúng con càng sát lại gần nhau. Xin ban cho chúng con lòng can đảm để cùng nhau làm chứng cho chân lý và xin giúp chúng con biết đối thoại với những anh chị em cứ mãi sống trong chia rẽ. Xin sai Thánh Thần Chúa đến ban cho chúng con sức mạnh để chúng con dám chất vấn các tình trạng thiếu tôn trọng nhân phẩm và tình người trong xã hội chúng con, trong quê hương đất nước chúng con và trong khắp thế giới. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Khi giữa chúng ta có quá nhiều khác biệt, chúng ta phải trao đổi về chân lý với nhau thế nào?

2. Những cuộc đối thoại của chúng ta có nhắm đến việc thực hiện những chương trình lớn vì lợi ích của chính chúng ta hay nó có dẫn chúng ta đến sự sống mới là sự sống đem lại cho chúng ta niềm hy vọng sống lại không ?

3. Chúng ta chấp nhận đối thoại với những người nào và những người nào chúng ta loại khỏi các cuộc tranh luận ? Tại sao ?
______________________________

Ngày Thứ Hai:
Bước đi với thân thể đầy thương tích của Chúa Ki-tô

Lời Chúa : Lc 22,14-23: Trước cuộc thương khó, Đức Giê-su bẻ bánh trao ban chính mình.

Suy niệm


Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa nghĩa là biết lắng nghe lời mời gọi của Ngài mà bước ra khỏi những tiện nghi cá nhân và đồng hành với những người khác, đặc biệt là những người đau khổ.

Trên thập giá, thân thể Chúa Ki-tô mang đầy thương tích, Ngài mang “thương tích vì chúng ta”. Cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Ki-tô đã được báo trước trong bữa Tiệc ly. Và từ khi ấy, chúng ta tưởng niệm biến cố này trong mỗi Thánh lễ như là cuộc chiến thắng của Đức Ki-tô trên sự chết. Trong cuộc cử hành tưởng niệm này, thân thể đầy thương tích của Chúa Ki-tô cũng là thân thể vinh quang và phục sinh; thân thể Người trở thành tấm bánh bẻ ra cho chúng ta nhờ đó chúng ta được thông phần và sự sống của Người, và trong Người, chúng ta trở thành một thân thể duy nhất.

Thật đáng buồn cho chúng ta, những người Ki-tô hữu đang bước trên con đường hướng tới hiệp nhất, khi bí tích Thánh Thể lại là nơi người ta thấy rõ những chia rẽ gây gương mù của chúng ta vì như chúng ta biết hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể cùng nhau lãnh nhận bí tích này như bí tích này đòi hỏi. Điều này mời gọi chúng ta phải cố gắng hơn nữa để hiệp thông ngày một chặt chẽ hơn.

Lời nguyện

Lạy Thiên Chúa tình thương, Con Một Chúa đã chịu chết trên cây thập giá để nơi thân thể đầy thương tích của Ngài, những chia rẽ của chúng con được xóa bỏ. Tuy nhiên, chúng con đã và vẫn tiếp tục đóng đinh Con Chúa vào thập giá khi chúng con còn chia rẽ nhau, khi chúng con khởi xướng một hệ thống xã hội gây cản trở cho tình yêu của Chúa và phá bỏ công lý mà Chúa muốn dành cho những người đã bị tước bỏ những ân ban thụ tạo của Ngài. Xin sai Thánh Thần Chúa đến để Người ban cho chúng con thần khí sự sống và chữa lành tất cả những thương tích nơi chúng con để chúng con có thể cùng nhau làm chứng cho công lý và tình yêu của Chúa Ki-tô. Xin hãy đồng hành với chúng con cho đến ngày chúng có thể chia sẻ cùng một tấm bánh và uống cùng một chén trong cùng một bàn tiệc Thánh Thể. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Trong viễn tượng của truyền thống ngôn sứ, Thiên Chúa muốn người ta thực thi công lý hơn là cử hành những nghi lễ mà vẫn sống bất công, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta phải cử hành bí tích Thánh Thể, bí tích của Chúa Ki-tô bị thương tích và sự sống mới, như thế nào trong những nơi mà chúng ta vẫn thường tổ chức ?

2. Với tư cách là người Ki-hữu, chúng ta nên cùng nhau làm gì để làm chứng hơn nữa về sự hiệp nhất của chúng ta trong Chúa Ki-tô tại những nơi có những người đau khổ và bị bỏ rơi sinh sống ?
_________________________________

Ngày Thứ Ba: Bước đi hướng tới tự do

Lời Chúa : Ga 4, 4-26: Cuộc đối thoại với Đức Ki-tô đã dẫn người phụ nữ Samari tới một cuộc sống tự do hơn.

Suy niệm

Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa có nghĩa là luôn hướng tới sự tự do mà Ngài ban tặng cho tất cả mọi người và đón nhận nó. Chính trong tâm tình này mà chúng ta cử hành nghi thức hôm nay.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và thiếu phụ Samari bên bờ giếng giúp chúng ta chuyển dần từ cái nhìn phân biệt bất công và thành kiến đến cái nhìn tự do. Trước hết, người phụ nữ này đặt vấn về những thành kiến mà chị phải gánh chịu và chị tìm cách giảm nhẹ những gánh nặng ấy trong cuộc sống của chị. Cuộc trò chuyện giữa chị với Đức Giê-su xuất phát từ những mối bận tâm này. Đức Giê-su bắt đầu trò chuyện với chị vì Ngài đang cần sự giúp đỡ của chị (Ngài đang khát) nhưng còn vì cả chị và Ngài đều đang đặt vấn đề về các thành kiến xã hội. Do đó, việc Đức Giê-su xin giúp đỡ mới gây ra những thắc mắc. Những lời nói Đức Giê-su càng soi sáng cuộc đời phức tạp của chị thì nó càng mở ra cho chị một con đường hướng tới một cuộc sống tự do hơn. Sau cùng, những lời soi sáng của Đức Giê-su đã giúp cuộc đối thoại vượt qua một điểm gây chia rẽ giữa hai nhóm người này- cầu nguyện ở đâu? “Cầu nguyện trong thần khí và sự thật” đó là điều Chúa đòi hỏi. Như vậy chỉ có chúng ta mới có thể cứu chúng ta khỏi tất cả những gì làm cho chúng ta mất đi cuộc sống hiệp thông và viên mãn.

Chúng ta cần phải hiệp thông với nhau sâu xa hơn nữa bởi vì tất cả chúng ta được kêu gọi đến một tự do lớn hơn trong Đức Ki-tô, sự tự do ban cho chúng sự sống mới trong Thánh Thần, Đấng giúp chúng ta cùng nhau nhận ra vinh quang Thiên Chúa. Trong ánh sáng vinh quang này, chúng ta học biết nhìn nhau trong sự thật và càng ngày càng trở nên giống Đức Ki-tô hầu cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo đạt tới viên mãn.

Lời nguyện

Lạy Thiên Chúa, Đấng giải thoát chúng con, chúng con cảm tạ Chúa về những anh chị em, được nuôi dưỡng bởi niềm hy vọng, đã trung kiên và vững vàng tranh đấu cho nhân phẩm và sự sống viên mãn. Chúng con biết Chúa nâng dậy những người gục ngã và Chúa giải thoát những người bị giam cầm. Con Một Chúa là Đức Giê-su vẫn đồng hành với chúng con và chỉ cho chúng con thấy con đường tới tự do đích thực. Xin cho chúng con biết phát huy những gì chúng con đã nhận được và xin tăng cường sức mạnh cho chúng con để chúng con vượt lên tất cả những gì nô lệ hóa chúng con, nơi bản thân chúng con. Xin sai Thánh Thần Chúa đến để chúng con được tự do nhờ chân lý và để chúng con có thể đồng thanh tuyên xưng tình yêu Chúa trong thế giới hôm nay. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Có những thời điểm nào trong các cộng đoàn của chúng ta, thậm chí ngay trong cộng đoàn Ki-tô hữu mà chúng ta đang sống, bị những thành kiến và định kiến ngăn cản, làm cho chúng ta, dù mặt không che mạng, mà không thể nhận ra nhau trong ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa ?

2. Là những người Ki-tô hữu, đâu là những sáng kiến chúng ta có thể cùng nhau thực hiện hầu thúc đẩy các con cái Chúa trong Giáo hội và rộng lớn hơn trong toàn bộ xã hội, hướng tới tự do (Rm 8,21).
___________________________________

Ngày Thứ Tư: Bước đi như những người con cùng chung sống trong gia đình trái đất

Lời Chúa : Ga 9, 1-11: Đức Giê-su dùng bùn đất và nước mà chữa lành người mù.

Suy niệm

Nếu chúng ta được mời gọi khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa thì chúng ta cũng đừng bao giờ quên rằng chính chúng ta cũng là một phần của thụ tạo và được hưởng những ân huệ của Thiên Chúa.

Lịch sử Ki-tô giáo là lịch sử cứu độ toàn thể thụ tạo, và cũng chính là lịch sử công trình sáng tạo. Nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa đã nhập thể ở một nơi chốn và một thời điểm cụ thể. Đó là một tín điều căn bản liên kết mọi Ki-tô hữu. Niềm tin chung của chúng ta về nhập thể tự nó đã bao hàm một sự nhận biết sâu xa về tầm quan trọng của thụ tạo- thân xác, lương thực, đất đai, nước uống và tất cả làm cho con người, với tư cách là dân cư của hành tinh này, được sống. Đức Giê-su đã hoàn toàn thuộc về thế giới này. Người ta dường như hơi bị sốc khi thấy Chúa Giê-su nhổ nước bọt xuống đất và trộn với bùn mà chữa bệnh; nhưng việc thế giới thụ tạo tham dự vào ý định của Thiên Chúa, ý định dẫn chúng ta tới sự sống mới, là hoàn toàn phù hợp với đức tin của chúng ta.

Trên khắp thế giới, thông thường những người nghèo khổ nhất là những người canh tác đất đai nhưng họ lại là những người không được hưởng hoa lợi mà đất đai mang lại. Khi chăm sóc đất đai chúng ta có cơ hội suy tư về những vấn đề nền tảng, chẳng hạn vấn đề con người có thể sống nhân bản hơn đối với các thụ tạo khác như thế nào. Vấn đề việc làm và sở hữu đất đai thường là nguyên nhân gây ra những bất bình đẳng về kinh tế và những điều kiện làm việc bất nhân. Đó cũng là mối lo lắng sâu xa khiến các Ki-tô hữu phải liên kết với nhau mà hành động. Lời nguyện

Lạy Thiên Chúa sự sống, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con đất đai và những người đã canh tác và làm cho đất đai trổ sinh hoa màu. Xin Thần khí sự sống của Chúa giúp chúng con ý thức rằng ngay chính bản thân chúng con cũng là một thành phần trong các loài thụ tạo. Xin giúp chúng con biết học cách yêu mến đất đai và biết lắng nghe khi đất đai rên siết. Xin giúp chúng con cùng nhịp bước với Đức Ki-tô đến khắp nơi để chữa lành những vùng đất bị tàn phá và làm cho tài nguyên mà đất đai đem lại được chia sẻ công bằng. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Các bài đọc lời Chúa hôm nay mời gọi các Ki-tô hữu vững tin liên kết với nhau để cùng nhau hành động vì lợi ích của trái đất. Là người Ki-tô hữu, chúng ta có thể thực hành tinh thần toàn xá trong những lãnh vực nào của đời sống chúng ta ?

2. Trong các lãnh vực nào các cộng đoàn Ki-tô hữu chúng ta đã đồng lõa với tình trạng khai thác tàn phá đất đai và làm cho sự toàn vẹn của đất đai trở nên nguy hiểm ? Trong những trường hợp nào chúng ta có thể liên kết những cố gắng lại với nhau để học hỏi và giáo dục con người biết tôn trọng đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa ?
_______________________________

Ngày Thứ Năm: Bước đi như bạn hữu của Đức Giê-su

Lời Chúa : Ga 15, 12-17: Thầy gọi anh em là bạn.

Suy niệm

Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa không có nghĩa là bước đi một mình mà là bước đi với những con người là những dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta, với những con người là chính bạn bè chúng ta. Chúa Giê-su đã nói trong Tin mừng Gioan: “Thầy gọi anh em là bạn”. Trong sự tự do mà tình yêu ban tặng, chúng ta có thể chọn bạn và được người khác chọn làm bạn hữu. Đức Giê-su nói với mỗi người chúng ta: “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em”. Tình bạn mà Đức Giê-su dành cho mỗi người chúng ta biến đổi và siêu việt hóa những mối liên hệ của chúng ta với gia đình và xã hội. Nó cũng bày tỏ chúng ta thấy tình yêu sâu xa và vô tận mà Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta.

Các Ki-tô hữu trên khắp thế giới được mời gọi trở thành bạn của tất cả những người đang tranh đấu chống lại phân biệt và bất công. Bước đường hướng tới sự hiệp nhất các Ki-tô hữu đòi chúng ta phải khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa như những người bạn của Chúa Giê-su.

Lời nguyện

Lạy Chúa Giê-su, ngay những giây phút đầu tiên của cuộc đời, chúng con đã được Chúa cho làm bạn. Tình yêu của Chúa ôm ấp tất cả mọi người đặc biệt là những người bị các rào cản về đẳng cấp, chủng tộc hay màu da, do con người dựng nên, loại trừ và ruồng bỏ. Ước gì chúng con cùng bước đi trong liên đới với nhau và trong Thần khí chúng con biết đón nhận nhau như những người anh em con cùng một Cha trên trời. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Trong xã hội mà chúng ta đang sống, Chúa Giê-su muốn mời gọi chúng ta kết bạn với những ai ?

2. Điều gì ngăn cản những người bạn của Chúa Giê-su trở nên những người bạn của nhau?

3. Giáo hội đang chia rẽ có bị thách đố khi trở nên bạn với một người là Đức Giê-su ?
__________________________________

Ngày Thứ Sáu: Bước đi vượt lên những trở ngại

Lời Chúa : Mt 15, 21-28: Chúa Giê-su và người phụ nữ xứ Canaan.

Suy niệm

Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa có nghĩa là vượt lên những rào cản gây chia rẽ và gây tổn hại đến các con cái Chúa. Đối diện với trở ngại chia rẽ và những người gây chia rẽ này, Phao-lô tuyên xưng Đức Giê-su “là bình an của chúng ta : Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một ; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét”. Trong thư gửi tín hữu Ga- lát, Phao-lô cũng viết: “Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô (Gal 3, 27-28). Nơi Đức Giê-su tất cả những trở ngại đã ăn sâu vào thế giới cũ cũng như những trở ngại kế tiếp sau, đã bị phá đổ. Vì khi mang lấy cây Thập giá, Đức Giê-su đã sáng tạo một nhân loại mới nơi bản thân Người.

Tin mừng thánh Mat-thêu thuật lại cho chúng ta con đường khó khăn mà Đức Giê-su và các môn đệ của Ngài đã chọn lựa để vượt lên những rào cản về tôn giáo, về văn hóa và giới tính khi Ngài phải đối diện với người phụ nữ Canaan đến xin chữa bệnh cho con gái của bà. Sự khác biệt về tôn giáo và tình trạng tuyệt vọng của người phụ nữ này là lý do sâu xa khiến các môn đệ đuổi bà đi một cách hoàn toàn bộc trực và đó cũng là lý do làm cho chính Đức Giê-su do dự chữa cho con bà. Nhưng cũng từ lúc ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đã vượt lên những giới hạn của thế giới cũ và những rào cản do con người đặt ra.

Việc chúng ta bước đi với Thiên Chúa hôm nay đòi hỏi chúng ta phải vượt lên những bức tường chia cắt chúng ta với các Ki-tô hữu khác và với các tín đồ của các tôn giáo. Bước đường hướng tới sự hiệp nhất các Ki-tô hữu đòi chúng ta phải khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa để vượt lên những rào cản gây cho chúng ta chia rẽ nhau.

Lời nguyện

Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho chúng con vì chúng con vẫn không ngừng xây cao thêm những bức tường tham lợi, thành kiến và coi thường người khác. Những bức tường này đã chia rẽ chính trong lòng Giáo hội chúng con, chia rẽ chúng con với các Giáo hội khác, chia rẽ chúng con với những tôn giáo khác và chia rẽ chúng con với những người mà chúng con cho là yếu thế hơn chúng con. Xin Thánh Thần Chúa ban cho chúng con lòng can đảm để vượt lên những giới hạn ấy và để phá đổ những bức tường đang chia cắt chúng con. Cùng với Đức Ki-tô, xin cho chúng con tới được một miền đất mới, miền đất chứa đựng Lời yêu thương của Ngài, và cùng với Lời yêu thương ấy là sự hòa hợp và hiệp nhất cho toàn thế giới. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Đâu là những bức tường chia rẽ các Ki-tô hữu trong xã hội chúng ta ?

2. Đâu là những bức tường chia rẽ các Ki-tô hữu với các truyền thống tôn giáo khác trong xã hội chúng ta ?

3. Vượt lên những rào cản chia rẽ giữa các Ki-tô hữu với nhau và vượt lên những rào cản giữa các Ki-tô hữu và các tín đồ tôn giáo khác giống và khác nhau thế nào ?
______________________________

Ngày Thứ Bảy: Bước đi trong tình liên đới

Lời Chúa : Lc 10, 25-37: Người Samari nhân hậu.

Suy niệm

Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa có nghĩa là bước đi trong liên đới với tất cả những người đang tranh đấu cho công lý và hòa bình.

Dụ ngôn người Samari nhân hậu là một trong những hình ảnh Kinh Thánh gợi cho chúng ta thấy rõ Giáo hội hiệp nhất trong liên đới với những người bị áp bức. Người Samari nhân hậu thuộc nhóm những người bị coi thường và bị ruồng bỏ nhưng cũng là người đầu tiên lo lắng cho người bị bỏ rơi bên vệ đường như được nói đến trong câu chuyện. Và qua cử chỉ liên đới ấy, người Samari nhân hậu loan báo niềm hy vọng và sự trợ lực của Tin mừng. Bước đi hướng tới sự hiệp nhất các Ki-tô hữu và bước đi khiêm tốn với Thiên Chúa, liên đới với tất cả những người đang tìm kiếm công lý và lòng nhân hậu là hai bước đi không thể tách rời nhau.

Lời nguyện

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa ban tặng cho chúng con sự sống của Chúa như một hình mẫu duy nhất về sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau, về những liên hệ cụ thể trong tình yêu và tình liên đới. Xin dạy chúng con biết chia sẻ cho nhau niềm hy vọng mà những người đang tranh đấu cho sự sống ở khắp nơi trên thế giới, thông truyền cho chúng con. Ước gì lòng can đảm của họ thúc đẩy chúng con biết vượt lên những những chia rẽ nơi chính các cộng đoàn chúng con, giúp chúng con biết sống giữa anh em một cách hài hòa thánh thiện và cùng nhau bước đi. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Trong xã hội của bạn, ai là những người cần được các cộng đoàn Ki-tô hữu liên đới ?

2. Những Giáo hội nào đang hay đã bày tỏ tình liên đới với bạn ?

3. Trong môi trường bạn sống, sự hiệp nhất hữu hình lớn mạnh tạo điều kiện cho Giáo hội liên đới với những người đang khao khát công lý và sự thiện như thế nào ?
_________________________________

Ngày Thứ Tám: Bước đi với các cuộc cử hành

Lời Chúa : Lc 1, 46-55: Bài ca ngợi khen của Đức Maria.

Suy niệm

Khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa có nghĩa là bước đi với các cuộc cử hành.

Bài Tin Mừng hôm nay mang đầy dấu ấn hy vọng và vui mừng. Được Thiên Chúa chúc phúc, Đức Trinh nữ Maria đã đến chia sẻ niềm vui với bà Elisabeth vì bà đang mang thai. Bài Magnificat của Mẹ là bài ca hy vọng Mẹ dâng lên Thiên Chúa trước khi sinh con.

Chúng ta cũng hãy cử hành với niềm hy vọng dù còn nhiều khó khăn nhưng sự hiệp nhất sẽ được thực hiện giữa chúng ta. Chúng ta cử hành với niềm hy vọng chắc chắn rằng lời cầu nguyện “Xin cho họ nên một” của Chúa Giê-su sẽ được thực hiện khi Chúa muốn và bằng cách thức Chúa muốn. Chúng ta cử hành với niềm biết ơn sâu xa vì chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta sự hiệp nhất. Chúng ta cử hành với ý thức rằng khi chúng ta sống tình bạn với Chúa Giê-su là chúng ta có hiệp nhất và sự hiệp nhất ấy được bày tỏ trong chính bí tích rửa tội. Chúng ta cũng cử hành với niềm xác tín sâu xa Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tìm kiếm sự hiệp nhất, Ngài không lãng quên bất cứ những cố gắng nào của chúng ta và chúng ta hãy đặt trọn niềm cậy trông nơi Ngài như thánh Phao-lô mời gọi chúng ta: “Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện”. Bước đi hướng tới hiệp nhất Ki-tô hữu đòi chúng ta khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa trong cử hành, cầu nguyện và hy vọng.

Lời nguyện

Lạy Thiên Chúa là Đấng ban đầy ân sủng, xin Thánh Thần Chúa tuôn đổ nơi các cộng đoàn chúng con niềm vui và ước muốn tôn vinh Chúa để rồi chúng con có thể yêu mến sự hiệp nhất mà chúng con đang cùng nhau chia sẻ, yêu mến sự hiệp nhất hữu hình mà chúng con đang nhiệt tâm tìm kiếm. Chúng con vui mừng vì dân tộc đã vững vàng, kiên trì tranh đấu không để nhân phẩm của mình bị chà đạp và qua họ chúng con nhận thấy ân sủng kỳ diệu và lời hứa ban tự do của Ngài. Xin dạy chúng con biết chia sẻ niềm vui của họ và noi gương họ sống can đảm và trung tín. Xin hãy hồi sinh niềm hy vọng nơi chúng con và xin nâng đỡ những cố gắng của chúng con để nhân danh Đức Ki-tô, chúng con cùng bước đi trong tình yêu thương, cùng cất cao lời ngợi ca và cùng hát vang lời cầu nguyện tôn thờ. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.

Gợi ý suy tư

1. Trong xã hội bạn đang sống, bạn gặp những khó khăn nào trong việc kiếm tìm công lý ? Và đâu là những lý do để vui mừng trên con đường tìm kiếm công lý ?

2. Trong môi trường sống của bạn, đâu là những khó khăn cản trở con đường hướng tới hiệp nhất ? Và đâu là những lý do để vui mừng trên con đường tìm kiếm hiệp nhất ?

KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT

(Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn)


Lạy Chúa Giêsu,

trước ngày chịu chết vì chúng con,

Chúa đã nguyện cầu

cho các Tông đồ và tất cả mọi người

được liên kết với nhau nên một,

như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con.

Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn

về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con.

Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận,

và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm,

lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con.

Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa

hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con

luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao.

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo,

xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa

con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục,

đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen.

* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

SUY NIỆM 8 NGÀY TRONG TUẦN CẦU CHO HIỆP NHẤT NĂM 2013

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: HỘI CẦU NGUYỆN TRINH NỮ VƯƠNG :: Ca Nguyện Hội-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 7:07 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất