''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.''
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.''Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.'' Icon_minitimeWed Dec 02, 2015 4:36 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.'' 2 ''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.'' Th_23 ''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.'' Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: ''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.''

''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.''
Vào Chúa Nhật 29.11.2015, khi tiếp đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Bangui, nữ Tổng Thống lâm thời Cộng Hòa Trung Phi, bà Catherine Samba-Panza, nhân danh các nhà cầm quyền Trung Phi, xin “được tha thứ” vì đã góp phần đưa đất nước mình “xuống địa ngục.”
Nữ Tổng Thống Catherine Samba-Panza ''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.'' Dtcoph10


Trọng kính Đức Thánh Cha,

Trọng kính các hồng y, giám mục, các nhà chức sắc tôn giáo của tất cả các dòng,

Các thành viên Giáo Hội Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo và các tôn giáo khác,

Các nhân vật trên thế giới đã kết hiệp với chúng tôi trong dịp đặc biệt này,

Các đồng bào thân mến của tôi đã hợp nhất trong ngày đáng ghi nhớ này dù chúng ta có nhiều khác biệt,

Trong thời gian qua, với những lo âu chung quanh chuyến đi của Đức Giáo hoàng đến Trung Phi, sự hiện diện của Ngài giữa chúng tôi hôm nay thật là một ơn lành từ trời xuống. Sự hiện diện của Đức Phanxicô ở Bangui cũng được xem như một chến thắng. Một chiến thắng của đức tin trên nỗi sợ, trên sự hoài nghi, một chiến thắng của lòng trắc ẩn, của tình đoàn kết của Giáo hội hoàn vũ. Chúng tôi tất cả đều vui mừng và vinh danh Chúa về những điều này.

Vì thế hai ngày 29 và 30 tháng 11 là ngày đánh dấu tốt đẹp trong lịch sử đất nước chúng tôi. Vì trong những ngày lịch sử này, chúng tôi là trọng tâm của Phi Châu, là niềm tự hào của một vùng.

Lòng đầy hân hoan và vui vẻ, tôi long trọng chào mừng Đức Giáo hoàng và toàn phái đoàn của Ngài.

“Nzoni gango na sesse ti be Afrika, Tobwa François”.

Dân tộc Trung Phi kết hiệp cùng với tôi để nói lên tận đáy lòng chúng tôi “Singuila mingui” cũng như với tất cả những người đã đến Bangui trong dịp quan trọng này.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Trong bối cảnh chính trị hiện nay, với những đe dọa an ninh có thật cũng như phóng đại đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho chuyến đi của Ngài, sự dấy lên các hành động cực đoan và khủng bố trong những ngày vừa qua đã có thể làm cho Ngài nản lòng để không muốn gặp bất trắc khi đến đây. Nhưng Ngài vẫn đi. Bài học can đảm và quyết tâm là tấm gương và chúng tôi phải học. Ngài luôn thực hiện tình đoàn kết với các nạn nhân của cuộc xung động ở Trung Phi, Ngài luôn nâng đỡ tinh thần người dân Trung Phi, thuộc tất cả mọi tôn giáo để họ cùng nhau tái kiến trúc lại sự nhất quán cho quốc gia. Hôm nay, thêm một lần nữa, Ngài khẳng định cho người dân Trung Phi và dưới mắt thế giới, Ngài ở bên cạnh họ trong tình huynh đệ và bằng hữu giữa con người với nhau. Nhất là thêm một lần nữa, Ngài chứng tỏ Ngài là Giáo hoàng của người nghèo, của những người bị bầm dập và tất cả những ai sống trong cơn tuyệt vọng.

Và quả thật Ngài đã chọn đến thăm một đất nước bị tàn phá từ trong nền tảng của nó đã mấy mươi năm nay, với các cuộc xung đột liên tục xảy ra, một đất nước sống trong thảm kịch từng ngày. Ngài đã quyết định đến đây để làm chứng cho lòng trắc ẩn và tình đoàn kết đối với một dân tộc bị dày vò bởi hận thù và tinh thần trả thù, bị xâu xé bởi các cuộc xung đột đến vô tận, nhưng dù tất cả những chuyện này, dân tộc này đã không mất đức tin và luôn đứng thẳng bằng sức mạnh của niềm hy vọng.

Nhân danh đức tin này, qua Ngài, tôi muốn bắt đầu bằng cầu xin lòng thương xót Chúa toàn năng, trong chuyến đi này của Ngài mà tất cả người dân Trung Phi không phân biệt chủng tộc, đều mong chờ với tấm lòng sốt sắng và hy vọng. Sự hiện diện của Ngài đã mang lại cho chúng tôi ánh sáng của chuyến đi thiêng liêng, rọi sáng và biến đổi tâm hồn chúng tôi sống trong tâm tình ăn năn.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Nước Cộng hòa Trung Phi chúng tôi được xây dựng bởi một con người của Giáo hội, linh mục Barthélémy Boganda mà tầm nhìn của linh mục như tôi tớ của Chúa và như nhà lãnh đạo Quốc gia đã đặt con người, được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, vào trọng tâm sự phát triển của đất nước không phân biệt sắc dân, tôn giáo hay xã hội. Tầm nhìn “Zo kwe zo” khuyến khích cho sự hợp nhất quốc gia, lòng nhân đạo và sự tôn trọng con người. Nhưng con cái của đất nước này đã không biết quản trị di sản thiêng liêng, tinh thần, chính trị của Người Cha sáng lập nước. Sau đó là một loạt các cơn khủng hoảng lặp đi lặp lại trở thành nét chính của lịch sử chúng tôi. Vì thế nước chúng tôi đã không tránh được những cơn gió tàn phá, gieo chia rẽ, miệt thị và đến tận cùng là bạo lực giữa những người có cùng nền tảng, cùng quốc gia. Những người Trung Phi này gieo đau khổ cùng cực cho những người Trung Phi khác.

Chính vì vậy mà con cái của đất nước này phải nhận biết lỗi của mình và xin tha thứ, một sự tha thứ chân thành mà phép lành của Ngài sẽ biến đổi thành men bột để tái xây dựng đất nước.

Nhân danh tầng lớp lãnh đạo của đất nước này và cũng nhân danh cho tất cả những người đã góp phần cách này cách khác đã đưa đất nước xuống hỏa ngục, tôi xin xưng tất cả sự dữ đã phạm cho đất nước này trong quá trình lịch sử, và tự đáy lòng tôi, tôi xin được tha thứ.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Chúng tôi tuyệt đối cần sự tha thứ này nhân chuyến đi của Ngài vì trong những tiến triển gần đây của cơn khủng hoảng, nước chúng tôi đã phạm những điều ghê tởm nhân danh tôn giáo bởi những người tự cho mình là tín hữu. Vậy, làm sao tự cho mình là tín hữu mà đi phá hủy nơi thờ phượng, giết người anh em, hãm hiếp người khác, phá hoại tài sản người khác, gây bạo lực dưới mọi hình thức?

Chúng tôi tuyệt đối cần sự tha thứ này vì lòng chúng tôi đã chai cứng bởi sức mạnh của sự dữ. Tình yêu chân thành cho người anh em đã không còn ở trong tâm hồn chúng tôi, tâm hồn chúng tôi từ nay cắm sâu trong sự không dung thứ, trong sự đánh mất các giá trị và sống trong tình trạng hỗn độn do bối cảnh này gây ra.

Chúng tôi cần sự tha thứ này để đi trở lại trên con đường thiêng liêng mới, sống động hơn, tiếp đón hơn, cụ thể hơn vì con đường này được xây dựng trên tình yêu đích thực, một tình yêu góp phần vào việc thực hiện và khẳng định lòng nhân của chúng tôi.

Chúng tôi quả thật ý thức điều lớn nhất trong những ngày Ngài ở giữa chúng tôi có thể mang lại cho chúng tôi, đó là lời cầu nguyện, lời cầu bàu để lực của ma quỷ là chia rẽ, hận thù, tự hủy được trừ và đuổi một cách vĩnh viễn ra khỏi đất nước chúng tôi, để đất nước chúng tôi có thể tìm lại con đường thiêng liêng mới, gắn chặt một cách vững chắc vào lòng khoan dung, tình yêu cho người anh em, tôn trọng nhân phẩm và tôn trọng các nhà cầm quyền hiện hành.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Là sứ giả của hòa bình, Đức Thánh Cha quyết định đến an ủi một dân tộc bị bầm dập để nó có thể tái tạo lại, giải hòa lại đất nước mà Chúa, với ân sủng của Chúa, đã dựng nên đất đai, tầng ngầm, nước nôi, rừng cây, loài vật và sự đa dạng trong văn hóa của nó. Sự hiện diện của Ngài giữa chúng tôi buộc chúng tôi phải giải hòa với hòa bình. Ước mong ngọn gió hòa bình mà Ngài mang đến sẽ ở lại nước Cộng hòa Trung Phi và thành lập ngọn cờ hiệu vinh danh Chúa trên đất nước chúng tôi.

Sứ điệp của ngài được chờ đợi để giải thoát chúng tôi khỏi sự sợ hãi người khác, giúp chúng tôi chấm dứt các cuộc xung đột, thay đổi tâm hồn chúng tôi và đặt chúng tôi đi trên con đường khôn ngoan, điềm đạm, trong tình huynh đệ và trong hòa bình.

Điều chắc chắn, sứ điệp hòa bình mà Ngài mang lại sẽ giúp chúng tôi đổi hướng và hướng tâm hồn chúng tôi về với Chúa, là Đấng nguồn cội của hòa bình đích thực, một hòa bình sâu đậm mà chúng tôi khát vọng.

Sau tất cả những đau khổ mà dân tộc chúng tôi đã sống qua và đang sống, chắc chắn Ngài đã mang lại cho chúng tôi nguồn an ủi, sự nồng ấm, sức mạnh đức tin của Ngài, lòng trắc ẩn của Ngài nhưng còn hơn nữa: Ngài mang lại niềm hy vọng và ánh sáng của một sự tái sinh.

Hôm nay, dân tộc Trung Phi sống trong hy vọng của một sự trở lại của an ninh trên tất cả các miền đất của nó, việc tổ chức bầu cử tự do, minh bạch và dân chủ và cuối cùng là sự trở lại với thứ trật lập hiến của các nhà cầm quyền được chọn để đảm trách nhiệm vụ của mình, quan tâm đến đời sống tốt đẹp hàng ngày của người dân.

Và trong tâm tình hân hoan và lòng thành kính của người dân Trung Phi thuộc mọi tôn giáo khác nhau, chúng tôi xin bàn tay cực mạnh của Ngài ban phép lành cho đất nước này để nó lại trở nên miền đất Zo Kwé Zo mà linh mục sáng lập nước Cộng hòa Trung Phi Barthélémy Boganda từng mơ ước.

Một nước Trung Phi không hận thù, không chia rẽ, không oán giận, không kỳ thị tôn giáo và sắc dân, một nước Trung Phi không vũ khí, nơi mọi công dân sẽ có thể góp bàn tay để vực dậy và xây dựng đất nước của mình.

Ước mong chuyến đi này sẽ đánh dấu sự tái sinh một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hợp tác giữa Tòa Thánh và nước Cộng hòa Trung Phi để giúp chúng tôi triển nở trong tất cả các chiều kích, vật chất cũng như thiêng liêng.

Trước khi chấm dứt, tôi xin cám ơn tất cả thiện tâm đã góp phần cho chuyến đi này không những được thực hiện mà nhất là có được một sự thành công đích thực. Tôi xin cám ơn Sứ thần Tòa Thánh, Tòa Giám mục Bangui, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Phi và tất cả cộng đồng công giáo Trung Phi đã cố gắng hết mình để thực hiện chuyến đi này. Hội đồng giáo sĩ và Hội đồng nhà nước cũng đã cùng nhau làm việc cho sự kiện này. Với tất cả, tôi xin cám ơn, ngàn lần cám ơn cho sự đóng góp quý báu này.

Tôi cũng xin cám ơn các lực lượng quốc tế Minusca và Sangaris cho những cố gắng phụ trội đã được hoàn tựu trong dịp này. Sự hiện diện của các lực lượng này bên cạnh các lực lượng địa phương là một yếu tố cần thiết cho sự thành công của chuyến đi này.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Tôi xin chấm dứt ở đây và kính chúc Ngài và phái đoàn của Ngài những ngày ở Trung Phi dễ chịu và tốt đẹp, một nước Trung Phi đau buồn hôm nay nhưng sẽ là miền đất của các cơ hội phát triển và của tương lai.

Vinh danh Chúa cho sự hiện diện sứ giả của Chúa giữa chúng tôi. Ước mong miền đất Trung Phi này được nhảy mừng trong niềm vui vì Chúa đã đoái thương nhìn đến nó để cứu nó. Thiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của chúng tôi và đã gởi sứ giả hòa bình đến cho chúng tôi. Chúng tôi đã được cứu!


Tôi xin cám ơn Ngài.
(Marta An Nguyễn dịch.)


Người đọc bản dịch tiếng Việt ở trên, xin giới thiệu:
Bản tiếng Pháp ở Báo La Croix:

Catherine Samba-Panza: ''Je confesse tout le mal qui a été fait en Centrafrique et je demande pardon.''

En accueillant le pape François, dimanche 29 novembre, à l’occasion de sa visite à Bangui, la présidente de transition de la République centrafricaine, Catherine Samba-Panza, a demandé ''pardon'' au nom des dirigeants ayant contribué à la ''descente aux enfers'' de son pays.

Très Saint-Père,

Leurs éminences les cardinaux, évêques et dignitaires religieux de toutes les obédiences,
Distingués membres du clergé catholique, des églises protestantes, des mosquées et de différents cultes,

Distinguées personnalités du monde entier qui ont bien voulu se joindre à nous en cette occasion exceptionnelle,

Mes chers compatriotes unis en ce jour mémorable dans notre diversité,
Au regard des incertitudes qui ont, un temps, entouré la visite du pape en terre centrafricaine, sa présence effective parmi nous aujourd’hui est vécue comme une bénédiction du ciel. Cette présence effective du pape François à Bangui est également perçue comme une victoire. Une victoire de la foi sur la peur, sur l’incrédulité et une victoire de la compassion et de la solidarité de l’église universelle. Nous nous en réjouissons tous et gloire soit rendue à Dieu pour cela.

C’est pourquoi, ces 29 et 30 novembre 2015 sont des jours à marquer d’une pierre blanche dans l’histoire de notre pays. Car en ces jours historiques, nous sommes le cœur de l’Afrique, la fierté d’une région.

Remplie de joie et d’allégresse, je souhaite très solennellement la bienvenue au pape François, ainsi qu’a toute sa délégation. ''Nzoni gango na sesse ti be Afrika, Tobwa Francois.'' Le peuple centrafricain se joint également à moi pour vous dire du fond du cœur ''Singuila mingui'' ainsi qu’à toutes les personnes qui ont effectué le déplacement à Bangui pour cet important événement.

Très Saint-Père,

Le contexte politique du moment, les menaces sécuritaires réelles ou amplifiées qui ont émaillé les préparatifs de votre visite, la résurgence ces derniers jours des mouvements extrémistes et du terrorisme avec une violence omniprésente, auraient pu vous décourager à prendre le risque de faire le déplacement de Bangui. Il n’en est rien. La leçon de courage et de détermination est ici exemplaire et devrait nous enseigner. Vous avez toujours manifesté votre solidarité aux victimes de la crise centrafricaine, en encourageant les hommes et les femmes de Centrafrique, toutes obédiences religieuses confondues, à rester mobilisés pour reconstruire la cohésion nationale. Aujourd’hui, Vous leur confirmez une fois de plus et aux yeux du monde entier que Vous êtes à leurs côtés dans la fraternité et l’amitié universelles entre les hommes. Vous avez surtout démontré une fois de plus que vous êtes le pape des pauvres, des meurtris et de tous ceux qui sont dans la détresse.

Vous avez en effet choisi de visiter un pays détruit dans ses fondements par plusieurs décennies de crises à répétition, un pays qui vit des drames au quotidien. Vous avezdécidé de venir témoigner votre compassion et votre solidarité à un peuple tenaillé par la haine et l’esprit de vengeance, déchiré par des conflits interminables mais qui, malgré tout, n’a pas totalement perdu sa foi et est toujours debout par la force de l’espoir.

Au nom de cette foi, je veux commencer par implorer, à travers vous, la miséricorde de Dieu tout puissant au seuil de cette visite que tous les Centrafricains sans distinction attendaient dans la ferveur et l’espérance. Votre présence nous apporte la lumière de la visitation divine qui vient illuminer et transfigurer nos cœurs dans la repentance.

Très Saint-Père,

La République centrafricaine, notre pays, a été fondée par un homme d’Église, Barthélémy Boganda dont la vision, en tant que serviteur de Dieu et homme d’État était de placer l’homme et la femme créés à l’image de Dieu au cœur du développement du pays sans distinction ethnique, religieuse ou sociale. Cette vision de ''Zo kwe zo'' prône l’unité nationale, l’humanisme et le respect de l’être humain. Mais les filles et les fils du pays n’ont pas su gérer l’héritage spirituel, moral, politique et social de notre Père fondateur. Il s’est ensuivi une histoire tumultueuse caractérisée par des crises à répétition. Notre pays, n’a ainsi pas été épargné de vents dévastateurs qui ont semé la désunion et la méfiance jusqu’à la violence entre ceux qui appartiennent à un même socle, à une même nation. Des Centrafricains ont infligé des souffrances inqualifiables à d’autres Centrafricains.

C’est pour cela qu’il revient aux filles et aux fils de ce pays de reconnaître leurs fautes et demander pardon, un pardon sincère que votre bénédiction transformera en un nouveau levain pour la reconstruction du pays.

Au nom de toute la classe dirigeante de ce pays mais aussi au nom de tous ceux qui ont contribué de quelque manière que ce soit à sa descente aux enfers, je confesse tout le mal qui a été fait ici au cours de l’histoire et demande pardon du fond de mon cœur.

Très Saint-Père,

Nous avons absolument besoin de ce pardon à l’occasion de votre visite simplement parce que les dernières évolutions de la crise dans notre pays sont apparues comme des abominations commises au nom de la religion par des gens qui se disent des croyants. Or, comment être croyants et détruire des lieux de culte, tuer son prochain, violer, détruire des biens d’autrui et procéder à des violences de toutes sortes?
Nous avons absolument besoin de ce pardon parce que nos cœurs sont endurcis par les forces du Mal. L’amour sincère du prochain nous a quittés et nous sommes désormais ancrés dans l’intolérance, la perte des valeurs et le désordre qui en résulte.
Nous avons besoin de ce pardon pour reprendre le chemin d’une nouvelle spiritualité plus vivante, accueillante et concrète parce que fondée sur l’amour vrai qui contribue à la réalisation et à l’affirmation de notre humanité.

Nous sommes en effet conscients que la plus grande chose que votre séjour parmi nous peut nous apporter, c’est la prière, l’intercession pour que les démons de la division, de la haine et de l’autodestruction soient exorcisés et chassés définitivement de nos terres, pour que notre pays retrouve le chemin d’une nouvelle spiritualité solidement ancrée dans la tolérance, l’amour du prochain, le respect de la dignité humaine et des Autorités établies.

Très Saint-Père,

En tant que messager de la paix, vous avez choisi de venir consoler un peuple meurtri afin de le restaurer et de le réconcilier avec la grâce que Dieu lui a faite par son sol, son sous-sol, ses eaux, sa faune, ses forêts et sa diversité culturelle. Votre présence parmi nous doit nous réconcilier avec la paix. Que le souffle de paix que vous apportez demeure en République centrafricaine et établisse l’étendard de la gloire de Dieu sur notre pays.

Vos messages sont attendus pournous libérer de la peur de l’autre, pour nous aider à cesser nos conflits, à changer nos cœurs et à nous établir sur la voie de la sérénité, de la sagesse, de la fraternité et de la paix.

Il est incontestable que le message de paix que vous nous apportez ne manquera pas d’infléchir et de tourner nos cœurs vers Dieu qui est la source véritable de la paix profonde à laquelle nous aspirons.

Après toutes les souffrances que notre peuple a vécues et continue de vivre, vous lui apportez certes le réconfort, la chaleur et la force de votre foi, votre commisération mais davantage : vous lui apportez l’espérance et la lumière d’une renaissance certaine.
Aujourd’hui, le peuple Centrafricain vit dans l’espérance du retour durable de la sécurité sur toute l’étendue de son territoire, de l’organisation des élections libres, transparentes et démocratiques et au final, d’un retour à l’ordre constitutionnel avec des dirigeants élus qui présideront à sa destinée avec la préoccupation d’assurer son bien-être au quotidien.

Et c’est dans l’allégresse et la piété que nous Centrafricains de toutes les confessions religieuses confondues attendons queVotre main puissante bénisse ce pays afin qu’il devienne enfin cette terre de Zo Kwé Zo dont avait rêvé Barthélémy Boganda, père fondateur de la République centrafricaine.

Une Centrafrique sans rancœurs, sans haines, sans divisions, sans discrimination de religions et d’ethnies, une Centrafrique sans armes et dans laquelle tous les citoyens pourraient ''se donner la main'', pour relever et reconstruire leur pays.

Puisse cette visite marquer la naissance d’une nouvelle ère de coopération renforcée entre le Saint-Siège et la République centrafricaine pour nous aider à atteindre l’épanouissement dans toutes ses dimensions matérielle et spirituelle.

Avant de clore mon propos, je me dois de remercier toutes les bonnes volontés qui ont contribué à faire de cette visite non seulement une réalité, mais surtout un réel succès. Je voudrais remercier le nonce apostolique, l’archevêque de Bangui, le président de la conférence épiscopale de Centrafrique et toute la communauté catholique de Centrafrique, qui n’a ménagé aucun effort pour la concrétisation de cette visite. Le comité d’organisation ecclésiale et le comité gouvernemental ont ainsi travaillé en synergie au sein de la coordination nationale pour optimiser l’organisation de l’événement. À tous, je dis merci, mille fois merci, pour leurs précieuses contributions.
Ces remerciements vont aussi à l’endroit des forces internationales notamment la Minusca et la Sangaris pour les efforts supplémentaires accomplis pour la circonstance. Leur présence sur le terrain aux côtés des forces intérieures est un élément essentiel de la réussite de cette visite.

Très Saint-Père,

Je terminerai mon propos en vous souhaitant ainsi qu’à toute la délégation qui Vous accompagne un très bon et agréable séjour en terre centrafricaine, terre de désolation aujourd’hui, mais terre d’opportunités et d’avenir.

Gloire à Dieu pour la présence de son messager parmi nous. Que la terre centrafricaine tressaille de joie car Dieu a jeté un regard favorable sur elle pour la sauver. Dieu a exaucé nos prières et nous a envoyé le messager de la paix. Nous sommes sauvés!


Je vous remercie.


* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

''Tôi xưng ra tất cả sự dữ đã làm ở Trung Phi và tôi xin ơn tha thứ.''

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TOÀN CẦU :: TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 5:05 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất