Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không?
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không?Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không? Icon_minitimeTue Nov 24, 2015 8:49 am
Admin
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
Admin
Tước hiệu
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không? 2 Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không? Th_23 Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không? Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng


Capricorn online

Bài gửiTiêu đề: Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không?

Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không?
Sáng thứ bảy, ngày 3/10/2015, tại khu Viet Star Resort, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Phú Yên và Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia về “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, hội ngôn ngữ và các trường cao đẳng , đại học trong cả nước. Hội thảo ghi nhận công lao của các giáo sĩ phương Tây trong việc hình thành chữ Quốc ngữ: trong đó quyển Từ điển Việt- Bồ- La là thành quả của một tập thể các giáo sĩ người Bồ đào nha như Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonio Barbosa và người có công tập hợp, hệ thống lại để quy tụ thành cuốn từ điển nói trên là giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Sinh thời Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Quả vậy, với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến chữ Quốc ngữ là tinh thần, là linh hồn của dân tộc Việt. Vốn quý ấy của dân tộc cần được nuôi dưỡng để phát triển mạnh mẽ hơn.

Một số “trí thức” kết tội chữ Quốc ngữ.

Vào năm 2009, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có văn thư gởi cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nêu ý nguyện muốn hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes mà ông đã tạc, cho thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Với ý nguyện hiến tặng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã gây nên một sự phản đối của một số người. Tuần báo Giác Ngộ số 497, 498 và 500 có đăng bài phản đối việc làm của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng và qua đó kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng như chữ Quốc ngữ.

Sau khi đọc những bài báo ấy những người ít am tường về lịch sử trở nên hoang mang nêu lên thắc mắc là : Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ có công hay có tội với dân tộc Việt Nam?

Công – Tội của giáo sĩ Alexandre de Rhodes

Theo ông Nguyễn Đắc Xuân cũng như một số học giả khác thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes “đã và đang bị các nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh rằng đấy là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”(1).

Trước ngày miền Nam hoàn toàn bị “giải phóng” tại Thủ đô Sài Gòn có con đường mang tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, theo như quan điểm của đảng cộng sản, Nhà nước ta và các nhà sử học mác xít thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người có tội với dân tộc Việt Nam, vì đã góp phần vào việc thực dân Pháp xâm lăng nước ta, cho nên tên đường Alexandre bị hủy bỏ và thay vào đó là một tên khác. Sau đó một thời gian, với nhiều cuộc hội thảo khoa học lịch sử đã nhìn nhận lại công lao đóng góp cho dân tộc Việt Nam, nên đã cho phục lại tên đường Alexandre de Rhodes. Hiện con đường mang tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes nằm phía trước dinh Thống Nhất.

Đối với người ít am tường về lịch sử, họ lý luận một cách rất đơn giản: Việc đảng và Nhà nước cho phục lại tên đường Alexandre de Rhodes là đã nhìn nhận công lao của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, vì không thể đem tên một người có tội với dân tộc đặt tên cho đường phố bao giờ!

Ai là người sáng lập ra chữ Quốc ngữ?

Cũng theo ông Nguyễn Đắc Xuân: “Giả như chữ Quốc ngữ có giá trị to lớn với dân tộc Việt Nam thì Đắc Lộ cũng chỉ là một trong nhiều người sáng lập ra. Vậy tại sao anh Hạng không dựng một cụm nhiều người mà chỉ tạc có một mình Alexandre de Rhodes?” (2)

Khi nhắc đến Nho giáo người ta chủ yếu nhắc đến Khổng tử mà thôi và tôn kính Khổng tử là “Vạn thế sư biểu”, nhưng thực ra Nho giáo đã hình thành trước thời Khổng tử nhưng chưa được hệ thống và Khổng tử là người “Tập đại thành” các tư tưởng ấy lại có hệ thống . Khổng tử đánh giá công lao của mình: “thuật nhi bất tác”(thuật lại điều của người xưa và không sáng tác gì mới cả!)

Việc sáng lập ra chữ Quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây như: Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonio Barbosa…là điều không ai phủ nhận cả, nhưng chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới là người “tập đại thành” cuốn Từ điển Việt – Bồ- La. Do đó, khi nhắc đến việc sáng lập chữ Quốc ngữ, hậu thế thường nhắc đến giáo sĩ Alexandre de Rhodes là vậy.

Bản thân chữ Quốc ngữ không hề “có tội”.

Ông Nguyễn Đắc Xuân còn đưa ra ý kiến phê phán chữ Quốc ngữ: “Sự thật chữ Quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Hán- Nôm của dân tộc Việt Nam vào quên lãng”(3)

Nhiều quốc gia xung quanh nước ta đang mơ ước có chữ viết theo mẫu tự Latin, riêng ông Nguyễn Đắc Xuân lại nuối tiếc chữ Hán-Nôm!

Thực dân Pháp xây dựng cầu Long Biên với mục đích xấu là khai thác thuộc địa mà thôi, nhưng sau 1954 nó trở thành hữu ích trong giao thông vận tải của nước ta, ngoài ra cầu Long Biên còn là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội, đến nỗi có rất nhiều người không đồng tình phá bỏ cây cầu quá cũ kỹ này!

Mục đích của người sáng lập ra chữ Quốc ngữ với mục đích để truyền đạo mà thôi, nhưng sau đó chúng ta có thể tiếp thu và biến nó thành “linh hồn” của dân tộc. PGS.TS. Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn- Đại học Quốc gia TP.HCM trong bài phát biểu tại Hội thảo ở Phú Yên ngày 3/10/2015: “Tiếng Việt ngày nay như một chiếc cầu nối đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới và góp phần đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Có được diện mạo và có được một sức hút mãnh liệt như hiện nay, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng trải qua bao thăng trầm cùng với dân tộc”

Cách nay khoảng hơn trăm năm, các cụ trong phong trào Duy tân (các cụ đều xuất thân cửa Khổng, sân Trình đều ghét thực dân Pháp) đã đề cao chữ Quốc ngữ và xem chữ Quốc ngữ là hồn, là tinh hoa của dân tộc. Bài “Chiêu hồn nước” ghi:

“Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra thỉnh trước dân ta
Sách Ây Mỹ, sách Chi na,
Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường
Công, nông, cổ trăm đường cũng thế
Họp bày nhau thì dễ lo toan
Á Âu chung lại một lò
Đúc nên tư cách mới cho rằng người”.

Sau phong trào Duy tân một thời gian, Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập và cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã từng là Hội trưởng và cụ La Sơn Hoàng Xuân Hãn từng là Hội viên.

Như vậy bản thân chữ Quốc ngữ không hề “có tội”. Nếu nước ta cho trưng cầu dân ý chọn chữ Quốc ngữ hay chữ Hán- Nôm làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam thì không biết những người cho rằng chữ Quốc ngữ “có tội” sẽ chọn chữ viết nào đây? Và không biết lâu nay các công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân được viết bằng chữ Quốc ngữ hay Hán –Nôm? Và ông có duy trì việc dạy chữ Hán- Nôm cho con cháu của ông không?

Cho dù giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng chỉ là một trong những người đóng góp vào việc sáng tác chữ Quốc ngữ mà thôi, chúng ta cũng phải trân trọng biết ơn giáo sĩ. Chúng ta không nên đưa ra những ý kiến phê phán ngược với đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.


Nguyễn Văn Nghệ
Tổ dân phố Phú Lộc Tây I ,Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1,2,3 Tuần báo Giác Ngộ số 498 ra ngày 15/08/2009, trang 14-15.


* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với Dân Tộc Việt Nam'' không?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: VĂN HÓA :: Văn Chương-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 4:10 pm.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất