Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...?
-
ChủTrương
Phụng Vụ
Đăng Ký
Đăng Nhập
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Suy Niệm: “Hoạt động Tông đồ là niềm vui hạnh phúc và lợi ích vĩ đại, là đồng trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo, như chóp đỉnh cao cả nhất của mọi đặc ân, chúng ta được tháp nhập và tham dự vào ba thiên chức của Chúa Kitô là:"Tư tế, Tiên tri và Vương đế" mang trong mình sứ vụ loan báo "TIN MỪNG Cứu Độ CHÚA GIÊSU KITÔ" đến với nhân loại„. (Tu Đạo)

www.tu-dao.de

Niên Lịch Phụng Vụ Tháng 12 Năm A 2019-2020
01. 12. 2019 PHỤNG VỤ NĂM A CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

!!!Bạn Đăng Ký Làm "THÀNH VIÊN" Sẽ Có Nhiều Quyền Lợi và "Sẽ Không Thấy Quảng Cáo"!!!

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...?Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...? Icon_minitimeFri Nov 08, 2013 12:56 pm
TuDao
DIỄN ĐÀN
TU ĐẠO VIỆT NAM
TuDao
Tước hiệu
Điều Hợp Viên
Điều Hợp Viên
online
Tuyên Dương Huân Chương Tuyên Dương Huân Chương :

Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...? Th_23 Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...? Th_2q
Hạng Nhất Sao Sáng

online

Bài gửiTiêu đề: Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...?

Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...?
Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''?
(''Loan Báo Tin Mừng Cách Mới Mẻ'' hay ''Tân Phúc-Âm-hóa''?)

I- Lời dẫn nhập

Nơi bài: HỘI THẢO THẦN HỌC (giaolyductin.net 21/4/12) ở Link: '' Loan Báo Tin Mừng, Tái Loan Báo Tin Mừng, Loan Báo Tin Mừng Cách Mới Mẻ: Những Bài Học Lịch Sử '', có lời giới thiệu rất TRANG TRỌNG của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin (UBGLĐT) như sau:
''UBGLĐT: Sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 4 năm 2012, hơn 80 giảng viên tại các Đại chủng viện Học viện công giáo đã về Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q. 1, tham dự Hội nghị Thần học với chủ đề : GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM: NỖ LỰC LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ .''
Như vậy, các chữ và số (được tô màu xanh và gạch bên dưới) chứng minh HÙNG HỒN rằng Hội Nghị (với sự THAM DỰ của hơn 80 giảng viên) đã thống nhất về CHỦ ĐỀ vừa nêu!!! Hơn nữa, bốn bài của bốn vị thuyết trình viên ĐỀU mang TỰA ĐỀ mà UBGLĐT đã đưa ra! (Xin xem thêm ở Link này: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam .) Tuy nhiên, CHỈ gần MỘT năm sau ''Hội Nghị TỐI QUAN TRONG'' ấy, có người LẠI dùng thành ngữ: Tân Phúc-Âm-hoá! Chính vì lẽ đó, trước khi nhận định về thành ngữ vừa nêu và về ý kiến của những người đồng tình với cách dịch ấy, nhắm ỦNG HỘ Hội Nghị Thần Học và UBGLĐT (mà Đức giám mục Bùi Văn Đọc là Chủ tọa và chủ tịch) đã TÁN THÀNH lời dịch: ''Loan Báo Tin Mừng Cách Mới Mẻ'', tôi xin mạo muội có ý kiến:

II- Tán thành cách dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin

Ở Link: ''Thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từ ''Tin Mừng'' trong Kinh Thánh -TGP Hà Nội'' (Chữ tô màu rõ hơn: Thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từ ''Tin Mừng'' trong Kinh Thánh - Giáo phận Nha Trang) và ở nhiều Trang khác, tôi có nêu MƯỜI lý do KHÔNG nên dùng thành ngữ ''Tân Phúc Âm Hóa''. Có vài Trang trả lời cho tôi và nhận xét rằng ''lập luận CÓ LÝ HOÀN TOÀN, bài viết trung thực...'' Điều ấy CHỨNG MINH rằng nhiều vị ''không tham dự Hội Thảo Thần Học'' cũng tán thành cách dịch (của UBGLĐT) đúng với LẬP LUẬN CỦA Ba Vị Giáo Hoàng về ''Nova Evangelizatio'' được Chúa Thánh Linh ''mạc khải'' qua Cố Giáo Hoàng.

III- Lý do Giáo Hội Hoàn Vũ chọn chữ ''TIN MỪNG''

Sau khi xem bài có tựa đề như vừa nêu và sau khi đọc lời tôi ngõ ý là sẽ kính gởi thư và bài viết lên các ngài, Trang kia chia sẻ với tôi ''lòng thành'' thế này: ''Xin anh cứ gửi thư và bài lên HĐGMVN, UBGLĐT, UB Kinh Thánh... để xin các ngài đăng. Lúc đó, BBT đăng cũng không muộn. Thân mến, BBT'' Như vậy, theo lời của BBT..., tôi kính gởi bài ấy lên BBT Trang Giáo Phận Qui Nhơn và bài được đăng ở Link: Lý do Giáo Hội Hoàn Vũ chọn chữ ''Tin Mừng'' - Giáo Phận Qui Nhơn và ở vài Trang khác.

IV- ''Tin Mừng'' chính là (Chúa) ''Giêsu Kitô''

Trong bài của Nữ tu Maria Đỗ Thị Yến (ở Trang của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ) có lời xác tín mà tôi xin phép tóm tắt thế này: ''Thánh Phaolô khẳng định mình không xấu hổ vì Tin Mừng. Thuật ngữ Tin Mừng ĐỒNG NGHĨA với Giêsu Kitô! Đối với thánh nhân, Tin Mừng và Giêsu Kitô LÀ những TÊN có thể thay đổi QUA LẠI.'' (x. Kinh Thánh Cho Mọi Người)

V- Tin Mừng Tình Yêu (Gospel of Love)

Gioan 3,16 ghi: ''Thiên Chúa yêu thương thế gian đến đỗi đã ban Con Một ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi bị hư mất.'' Đó là '' TIN MỪNG Cứu Chuộc '', tức là TIN MỪNG mà Ngài đã HỨA trong Vườn Êđen, rồi ''bàng bạc'' trong Cựu Ước và được ứng nghiệm trong Tân Ước! Một trong vô số bằng chứng về TIN MỪNG được LOAN BÁO trong Cựu Ước như sau: ''Ðẹp thay, trên đồi núi, bước chân người LOAN BÁO TIN MỪNG, CÔNG BỐ BÌNH AN , người LOAN TIN HẠNH PHÚC, CÔNG BỐ ƠN Cứu Chuộc BÁO cho Xion: Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị." Chính Phêrô cũng làm chứng trong Công Vụ 10,36: ''Thiên Chúa đã GỞI đến cho con cái nhà Israel LỜI LOAN BÁO TIN MỪNG BÌNH AN , nhờ (Chúa) Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người.''

VI- Tính chính xác trong cách dịch của Hội Nghị Thần Học


    A- Khái niệm: LOAN BÁO
    Chữ ấy diễn tả thật đúng nghĩa ''gốc rễ'' (angel) của từ Hylạp ''εὐαγγέλιον''. Người Pháp có từ ''évangélisation'' là việc loan báo tin tốt lành, tức là TIN MỪNG như Thiên Sứ chào Trinh Nữ: ''Hãy VUI MỪNG LÊN, hỡi Hồng Ân...'', như mục đồng được nghe: ''Đừng sợ. Này, ta BÁO cho các người TIN MỪNG trọng đại, CŨNG là TIN MỪNG cho TOÀN DÂN.'' (''Don’t be afraid, for look, I BRING you GOOD NEWS of GREAT JOY that will be for ALL the people.'' UBGLĐT dùng chữ LOAN đúng như việc LÀM của mục đồng: ''Thấy rồi, họ liền KỂ LẠI điều được BÁO về Hài Nhi.''

    B- Khái niệm: TIN (news; information)
    Khái niệm TIN nằm trong ''từ gốc'', tức ''ngữ căn'' là ''ange, angel'' có nghĩa: người được SAI ĐI (messager; messenger) MANG TIN (carrying news) đến người khác. Chính vì thế, Thánh Thomas d'Aquin được tặng biệt hiệu ''Docteur angélique'': Tiến sĩ SỨ GIẢ, Tiến Sĩ LOAN BÁO , còn Thánh Bonaventure thì được gọi là ''Docteur séraphique'': Tiến sĩ SỨ GIẢ Séraphin.

    C- Khái niệm: MỪNG, LÀNH (happy; good)
    Tiếp đầu ngữ εὐ của Hylạp có nghĩa như vừa nêu, sang tiếng Latinh, Anh, Đức là: EV.

    D- Khái niệm: CÁCH MỚI MẺ
    Thành ngữ ''Loan Báo Tin Mừng cách mới mẻ'' có nghĩa là: LOAN BÁO ''Tin Ấy'' THEO ''cách khác, bằng phương pháp MỚI '' như nhận định trong một số bài về tình trạng chậm chạp, không khả quan của việc ''Loan Báo Tin Mừng ở Việt Nam'' sau mấy trăm năm!!!

    E- Từ điển NGOẠI NGỮ viết về chữ EVANGILE...
    1- Dictionnaire du français vivant (Bordas) ghi: ''bonne nouvelle; L'Évangile est l'annonce de la rédemption du monde par Jésus-Christ.'' (Tin tốt lành; Evangile là việc LOAN BÁO (Chúa) Giêsu-Kitô cứu chuộc thế gian.)
    2- Dictionnaire pratique du français (Hachette): ''Message de Jésus-Christ; Livres qui exposent le message du Christ.'' ( Thông Điệp của (Chúa) Giêsu-Kitô; Sách ĐƯA RA NGOÀI cho người ta THẤY thông điệp của (Chúa) Kitô.)
    3- Webster's Third New International Dictionary: ''good news, glad tidings, gospel; announcement of good news'' (Tin tốt lành, Tin mừng, việc LOAN BÁO Tin tốt lành)
    4- The New International Webster's Comprehensive Dictionary of The English Language (ENCYCLOPEDIC EDITION): ''Gospel: Good news or tidings, especially the message of salvation'' (Tin tốt lành, đặc biệt là Thông Điệp về việc cứu chuộc.)
    5- DUDEN Deutsches Universal Wörterbuch A-Z: ''gute Botschaft, gute Botschaft bringen zu; Heilsbotschaft Christi; die Frohe Botschaft von Jesus Christus'' (Tin, Thông điệp tốt lành, MANG Tin tốt lành đến; Thông Điệp CỨU CHUỘC của (Chúa) Kitô; TIN MỪNG CỦA Chúa Giêsu Kitô.) Xin xem mục ''X- Chữ TIN MỪNG được dùng rất nhiều'' trong: Lý do Giáo Hội Hoàn Vũ chọn chữ ''Tin Mừng'' - Giáo Phận Qui Nhơn.


VII- Nhận định về thành ngữ ''Tân Phúc-Âm-hóa''

Có người cho rằng ''chữ Tin Mừng chỉ gợi ra ý nghĩa hạn hẹp nghèo nàn... '' khiến tôi sửng sốt, bàng hoàng cũng là LÝ DO thúc đẩy tôi viết hai bài mà tôi đã nêu tựa đề ở phần II và III. Dù rằng Chúa Phục Sinh là Ngài ''chiến thắng Satan'', tôi cũng không tán thành lời giải thích như thế này: ''Phúc Âm hay Tin Mừng là cụm từ dịch tiếng Hi Lạp euaggelion nghĩa là tin vui thắng trận. ''

A- Thành ngữ ''Phúc-Âm-hóa'' có những ''hạn chế'' như sau:

    a- không phù hợp với Lời Chúa phán ở Hội Đường Dothái là Ngài được SAI ĐI để LOAN BÁO TIN MỪNG CHO người: ''nghèo khó, tù, mù, bị áp bứcvề Năm của HỒNG ÂN! Chứ Ngài ĐÂU có phán rằng Ngài đến để phúc-âm-hóa họ!!!

    Xin mời Quý vị cùng nghe:
    THẦN KHÍ CHÚA SAI ĐI

    THẦN KHÍ CHÚA SAI ĐI

    b- Thành ngữ ''Phúc-Âm-hóa'' KHÔNG làm nổi bật khái niệm '' ĐƯỢC SAI ĐI '', cũng CHẲNG có khái niệm '' LOAN BÁO ''! Như vậy, thành ngữ ấy có nghĩa KHÁC với cách dịch của UBGLĐT: ''Loan Báo Tin Mừng'' như Trinh Nữ Maria và mục đồng vội vàng RA ĐI LOAN TIN MỪNG!

    c- Xin nhận định một số ý kiến về thành ngữ ''Tân Phúc-Âm-hóa''
    Có người đưa ra quá nhiều cách giải thích và ví dụ để minh họa cho thành ngữ ấy vốn CHẲNG hài hòa với ''từ gốc rễ'' (ngữ căn) ''angel'' trong chữ ''Evangelizatio'', lại còn làm cho người đọc, nhất là các em ''học Giáo Lý'', kể cả ''Giáo Lý viên', thêm RỐI TRÍ! Nếu có bài viết ỦNG HỘ cách dịch chính xác của Hội Nghị Thần Học (quy tụ 86 vị) đã thể hiện sự ĐỒNG TÂM, NHẤT TRÍ thì tôi không viết hai bài kia và bài này! Sau đây là cách giải thích (CGT) về thành ngữ ''Tân Phúc-Âm-hóa'' và lời nhận xét (LNX) của tôi:
    1- CGT: Hóa (ii): làm cho trở thành: cốt hoá (hoá xương)
    LNX: Để ủng hộ thành ngữ ''Tân Phúc-Âm-hóa'', có người viết: ''Chúa Giêsu đã Phúc-Âm-hóa người Dothái.'' Như vậy, theo định nghĩa (1- CGT), Chúa đã làm cho người Dothái trở thành Phúc Âm!!! Cũng vậy, ''thành thị HÓA nông thôn'' có nghĩa: làm cho nông thôn '' trở thành '' phố thị!
    2- CGT: Để hiểu "tân" là từ bổ nghĩa cho "Phúc Âm hoá", người ta viết là: "tân Phúc-Âm-hoá''
    LNX: Như vậy, ''tân Phúc-Âm-hóa người khác'' cũng là àm cho họ trở thành Phúc Âm mới! Bởi vì, khi NGHE như thế, tôi ĐÂU thấy dấu gạch ngang! Mà đọc thấy dấu ngang, tôi cũng THẤY THÊM rằng chữ ''tân'' NẰM SÁT TRƯỚC chữ ''Phúc-Âm''! Trong khi đó, cách dịch của UGGLĐT: ''Loan Báo Tin Mừng Cách Mới Mẻ'' là những chữ rất BÌNH DÂN, rất DỄ HIỂU, rất VIỆT NAM, rất HÀI HÒA với Kinh Thánh bởi vì TIN MỪNG BÀNG BẠC trong Tân và Cựu Ước, lại phù hợp với tự điển Pháp, Anh, Đức, Tâybannha..., nhất là với ý của Thần Học gia uyên bác: Ratzinger!!!
    3- CGT: Như…, tân Phúc Âm hoá là từ ghép có cấu trúc theo quan hệ cú pháp thuận Hán... LNX: Tiếng Việt có rất nhiều ''từ ghép; từ láy '' và nhiều từ theo ''âm gốc Hán'' thì cần viết ĐÚNG văn phạm CỦA tiếng Việt, CHO người Việt! Chữ HÓA (trong ''Tân Phúc-Âm-hóa'') là ''danh từ'' chỉ HÀNH ĐỘNG. Người Anh gọi đó là ''verbal noun'' (a noun or a gerund), ví dụ: Evangelization, Evangelisation (noun); evangelizing, evangelising (gerund); nếu dùng ''Evangelization'' với tính từ ''New'' thì tính từ ấy phải đứng TRƯỚC danh từ. Tiếng Việt (theo ÂM gốc Hán) cũng thế, ví dụ: Tân Sáng Thế: New Creation. (K. Huyền 21,5) Người Việt có thể viết, nói: ''tân chế phi cơ'', chứ ĐÂU có từ ghép: ''phi-cơ-chế'' và thành ngữ với tính từ ''Tân'' là: Tân phi-cơ-chế!!!???
    Tại sao phải phân ly ''tân'' với ''hóa'' để gọi đó là ''cấu trúc theo quan hệ cú pháp thuận Hán? Tại sao KHÔNG viết, dịch như UBGLĐT để cho tất cả Kitô hữu Việt, ''Bà Con Việt ngoài Kitô Giáo'' cũng HIỂU dễ dàng điều mình muốn diễn đạt?
    Phải chăng viết ''Tân Phúc-Âm-hóa'' vì KHÔNG thể ghi ''Tân-hóa Phúc-Âm'' là cách ''ghép từ'' khác với ''Tân Sáng Thế''? (Chúa ban Trời Đất mới!) Nếu cách của UBGLĐT KHÔNG được chấp nhận thì tôi xin mạo muội đề nghị: Tân Loan Báo Tin Mừng. Tùy trường hợp, có thể thêm chữ ''việc'' trước nhóm từ vừa nêu. (Ngoài ''tân chế'', tiếng Việt còn có: tân hưng, tân lập, tân soạn, tân tạo...)
    Có lẽ cũng vì ' 'từ ghép có cấu trúc theo quan hệ cú pháp thuận Hán '', nhiều vị dùng các từ: ''Nam Quan'' thay vì ''Bắc Quan'' là cửa ải RA phương Bắc; từ ''Hải Vân'' thay vì ''Ải Vân'' là cửa ải trên đỉnh núi cao, luôn có MÂY, chứ KHÔNG dính dán gì đến chân núi có sóng BIỂN mà chẳng ai nghe; (Người Pháp dùng thành ngữ ''Col des Nuages'' đúng nghĩa ''Ải Vân''!); nhóm từ ''nhân xưng đại (danh) từ'' thay vì ''đại từ có NGÔI thứ: pronom personnel'' (ví dụ: ''Tôi thích con vật này.'' Chữ ''con vật'' là ''ngôi thứ ba'' (third person), chứ đâu phải là NHÂN: người!); ''Chí Linh'' thay vì ''Linh Sơn'' theo câu: ''Lê Lợi chí Linh Sơn.'' (Lê Lợi đến Núi Thiêng) Như vậy, ''linh'' là ''tính từ'' của SƠN, còn ''chí'' là ''đến'' (động từ), chứ không phải trạng từ của ''linh''! Vả lại, viết khơi khơi ''Chí Linh'' thì chẳng rõ ''cái gì'' là ''RẤT LINH'', hay ''ĐI ĐẾN'' chỗ nào là LINH! (Xin đọc lời nhận xét của TS Phạm Văn Tình về ''Thế độc tôn của quốc ngữ'' ở cuối bài này.)
    4- CGT: chính Kitô hữu phải được Tân Phúc-Âm-hóa trước hết...
    LNX: Như vậy, theo định nghĩa (1- CGT), Kitô hữu phải được làm cho trở thành Tân Phúc Âm!
    5- CGT: '' Âu hóa = Biến đổi tư tưởng, phong tục, tập quán… theo ảnh hưởng của Âu Châu. Vậy “Phúc Âm hóa”: Biến đổi (con người) theo Phúc Âm. Đó là một cụm từ được coi như một từ ghép đóng vai trò “ danh từ kép ”: Phương cách biến đổi con người theo Phúc Âm.''
    LNX: Chữ ''Âu hóa'' cũng là ''danh từ kép'', còn có nghĩa: Văn hóa Châu Âu! Như vậy, ai CẤM được người nào đó hiểu rằng ''Tân Phúc-Âm-hóa'' cũng có nghĩa: Văn hóa (của) Phúc-Âm mới? Gọi ''Phúc-Âm-hóa'' là ''Phương cách biến đổi con người theo Phúc Âm'' thì tôi xin hỏi: Sau mấy trăm năm, chúng ta đã ''biến đổi'' được bao nhiêu người Việt THEO Phúc Âm? Muốn ''biến đổi'' như thế, nhưng cũng có không ít người chờ cho xong ''bài đọc, bài Tin Mừng'' thì mới vô nhà thờ hoặc đi ra ngoài hóng gió thay vì nghe giảng Tin Mừng! Vì thế, Cố H.Y Thuận mới nói: ''Xưng là người đạo dòng, đạo gốc. Nhưng dòng là đi dòng (vòng), gốc là ngồi gốc cây trong giờ Phụng Vụ.'' Vì không HÓA được như lòng mong muốn, theo Lời Chúa dạy: ''Các con là ánh sáng thế gian, là muối đất...'', ba Giáo Hoàng mới nỗ lực ''Loan Báo Tin Mừng Cách Mới Mẻ'' là làm GƯƠNG TỐT!

    Xin mời Quý vị cùng nghe:
    Chúa Đã Sai Tôi Đi

    Chúa Đã Sai Tôi Đi

    6- CGT: ''Tuy nhiên,... các từ truyền bá, truyền giảng, rao giảng, loan báo, loan truyền không ý nghĩa tổng quát như chữ “hoá” trong từ Phúc Âm hoá . Là một nguyên vị tiềm tàng [9] giữ vai trò hậu tố từ, "hoá" tạo ý nghĩa là: biến đổi, làm cho thấm nhuần hoặc làm cho trở thành ... Do đó, so với các cụm từ truyền bá Phúc Âm, truyền giảng Phúc Âm hay loan báo Tin Mừng, rao giảng Tin Mừng.... thì thuật từ Phúc Âm hoá vừa ngắn gọn, lại có nội dung bao quát, phong phú và diễn tả ý niệm Evangelizatio thích hợp hơn.''
    LNX: Cách lập luận như thế lại càng ''phức tạp hóa'' Ý NGHĨA của từ ''Nova Evangelizatio'' mà Vatican giải thích như sau: ''Việc loan báo Tin Mừng THEO cách MỚI không phải là bản dịch cách loan báo đầu tiên, việc lặp lại đơn thuần, nhưng đó là lòng can đảm dám đương đầu với đường lối mới, với điều kiện mới, trong đó Giáo Hội được mời gọi SỐNG HÔM NAY VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG.'' (La nouvelle évangélisation n'est pas une nouvelle version de la première, une simple répétition mais elle est le courage d'oser de nouvelles voies, face aux nouvelles conditions au sein desquelles l'Église est appelée à vivre aujourd'hui l'annonce de l'Évangile.''
    Qua lời dạy vừa nêu, Vatican MUỐN Giáo Hội SỐNG TIN MỪNG (Vatican veut que L'Église vive L'Évangile / évangéliquement!) như Lời Chúa phán: ''Để mọi người THẤY việc LÀM TỐT LÀNH của các con mà (họ) ngợi khen Cha các con trên trời!''
    Tôi KHÔNG đồng ý với lập luận rằng ''các từ truyền bá, truyền giảng, rao giảng, loan báo, loan truyền... không ý nghĩa tổng quát như chữ “hoá” trong từ Phúc Âm hoá''! XIN GIẢI THÍCH : như sau: Chữ ''truyền'' có nghĩa ''CHUYỂN ĐI, TRAO CHO''; ''bá'' là ''gieo giống''; ''rao'' là nói to lên nơi công cộng cho ai cũng biết! Như vậy, ''truyền bá'' là GIEO RA KHẮP NƠI như Larousse Pháp ghi ở trang bìa: ''Je sème à tout vent.'' (I sow to all winds.) có hình minh họa! Tiếng Việt cũng có chữ: truyền đạt, truyền khẩu, truyền miệng, truyền nhiễm, truyền thanh, truyền hình, truyền thống, truyền thụ, Sấm Truyền, nhất là câu trong lời kinh Angelus: ''Đức Chúa Trời SAI thánh Thiên Thần xuống TRUYỀN TIN cho rất thánh Đức Bà Maria.'' Đó là TIN MỪNG VĨ ĐẠI mà chẳng ai DÁM dịch như sau: ''Thiên Thần xuống phúc âm HÓA Maria!''


IX- Lời kết

Giáo Hoàng Phanxicô là gương mẫu trong việc ''Tân Loan Báo Tin Mừng'' bằng cách SỐNG LỜI CHÚA, cụ thể nhất là bản tin PHÁ kỷ lục: ''Cậu bé ôm chặt Giáo Hoàng'' như trong các Link này:
1- Pope Francis meets perhaps biggest, certainly cutest fan | The Sideshow - Yahoo News
2- Cậu bé mồ côi ôm chân giáo hoàng, Thế giới, Fast News

Ngài đang Loan Báo TIN MỪNG CỦA Chúa CHO trẻ bé như trong Matthêô 19,13-15.
Thầy Chí Thánh Giêsu, tức là ''Thiên Chúa Cứu Chuộc'', đã dùng động từ ''loan báo Tin Mừng'' CHO đối tượng ''nghèo khó, tù đày, mù lòa, bị áp bức'' và về Năm của HỒNG ÂN thì đó là TIN MỪNG cho người đau khổ, nhất là cho những ai mang ''danh gọi ấy'' về mặt tâm linh vì ''họ'' cần Ơn Cứu Chuộc khỏi ách Satan! Là ''môn đệ'' của Chúa Giêsu, chúng ta ''phải'' loan báo Tin Mừng cách mới mẻ vì, xưa nay, nhiều người trong chúng ta chưa SỐNG ĐÚNG TIN MỪNG, tức còn là ''con người cũ'' thì phương pháp cũng phản tác dụng! Vậy, cách dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin là chính xác!


Tháng các Linh Hồn, 08.11.2013
Đaminh Phan văn Phước


Lời nhận xét của TS Phạm Văn Tình:
''Tuy nhiên, sau khi có chữ quốc ngữ (dùng mẫu tự Latin) ra đời vào giữa thế kỷ 17 thì nền văn hóa Việt Nam đã có những bước chuyển mang tính lịch sử. Với hệ thống 29 chữ cái, cách viết đơn giản, dùng để ghi âm từ ngữ, lời nói, chữ quốc ngữ được phổ cập và nhanh chóng đi vào mọi hoạt động của đời sống, văn hóa người Việt. Đã có thời kỳ, dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam đã tồn tại hiện tượng tam ngữ bất bình đẳng (chữ Pháp trong hệ thống hành chính nhà nước, chữ Hán trong tầng lớp nhà Nho, chữ quốc ngữ trong dân chúng) , nhưng dần dần, chữ quốc ngữ đã vượt lên và khẳng định vững chắc vị thế “độc tôn” không thể thay thế.'' Toàn bài viết ở Link này:
Tệ sùng bái chữ Hán: Không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì?! | Thể thao & Văn hóa




* Hãy trân trọng BÀI VIẾT và khích lệ NHẤN NÚT thay lời CẢM ƠN!

Nhấn In

Thành ngữ nào ''bình dân, dễ hiểu và sâu sắc hơn''? (''Loan Báo Tin Mừng...?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
XEM TIẾP CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
BÀI VIẾT MỚI CÙNG CHUYÊN MỤC:
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
      .::§QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN§::.

      Kính chào Quý vị thân mến trong Chúa Kitô!
      CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TU ĐẠO TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI, là một Diễn đàn hoàn toàn Độc lập vô vụ lợi đặc biệt chú trọng nhiều về mặt Tâm linh.
      Diễn Đàn rất hoan nghinh mọi ý kiến tham gia của Độc giả. Tuy nhiên, đề nghị Quý vị vui lòng soạn thảo Văn bản bằng tiếng Việt.
      >>Xem cách gõ tiếng Việt
      #Phần Bình luận tạo điều kiện cho việc Thảo luận, nêu và Giải đáp Thắc mắc, qua mọi chia sẻ đóng góp ý kiến từ Quý vị.

      §§§ Sau đây là những Quy Định đặc biệt cần Lưu ý: §§§

        *Quan tâm và tôn trọng những lời bình luận, đặc biệt là Cộng đoàn Dân Chúa nói chung.
        *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự, có tính nhục mạ, bất kính, miệt thị. Vô tình tự đánh mất đạo đức phẩm giá bản thân và được coi là làm gương xấu cho người đời.
        *Không nhiễu sách, vu khống, nói sai sự thật, hoặc mạo nhận một ai. Làm mất danh dự, tư chất con người. Kể như phạm Điều Răn thứ Tám trong 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.
        *Tất cả các ngôn ngữ lập trình (html), đường dẫn (link) và Quảng cáo xin miễn đăng.

        *Bài viết ký tên Tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của Diễn đàn.
        *Nội dung những Lời bình sẽ được xem 24/24. Ban Biên Tập tôn trọng ý kiến của người viết, nhưng dành quyền sửa đổi lời văn, lược trích và tái bản, để phù hợp với thời đại mới.
        *Diễn Đàn có quyền từ chối miễn đăng hoặc xóa bỏ bất cứ Bài viết và Lời bình nào không phù hợp với các Quy Định nói trên.


      Chúa Giêsu sẽ vui và hài lòng khi thấy Bạn thao tác quyền hạn của Bạn trong việc Đăng Bài Mới hoặc Gửi Lời Bình, mong Bạn làm Thành viên, để cùng phát triển Diễn Đàn, đón nhận Tin Mừng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô cho chính mình và mang đến cho mọi người trên Thế giới.

      Kính mong Quý vị cảm thông và quan tâm. Chân thành cảm ơn. Cầu chúc Quý vị nhiều vui vẻ, hạnh phúc và an bình trong Chúa Kitô.

      TM/DIỄN ĐÀN

      Chú ý:
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu tầm).
      * Hãy nhấn nút để khích lệ người viết, khi thấy bài hay đáng trân trọng.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      TU ĐẠO :: www.tu-dao.de :: BAN MỤC VỤ :: Giáo Dục Kitô Giáo-

      Suy Niệm
      Lời Chúa

      Lời Ngài chính là đường dẫn ta về quê trời, là sự thật duy nhất giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, là sự sống đem lại hạnh phúc thật hôm nay và mai sau. Suy Niệm Lời Chúa là tiếp xúc, là nghĩ, là sống và hành động theo lời Ngài; và qua đó sẽ cảm nghiệm Ngài thực là đường, là sự thật và là sự sống vĩnh cửu cho ta.
      “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.
      (Lc 21, 36).

      FX.P
      Google
      TìmTrên web
      Trong DIỄN ĐÀN TU ĐẠO
      Liên lạc -Trang chủ -[Đăng Nhập]-Nhấn vào để:-[ Thoát ]
      Múi giờ GMT + 7. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 12:00 am.
      Style by Phanxico Xavie TonyP.
      Vbb-ripped by Thien An Kenny Pham
      Powered by phpbb2 ® Version 2.0
      Copyright ©2012 - 2013, Forumotion Ltd.
      Tương thích với trình duyệt Firefox 3.6.8 và độ phân giải 1024x768
      Thông Tin Mạng Lưới Toàn Cầu
      DIỄN ĐÀN TU ĐẠO VIỆT NAM HẢI NGOẠI
      Copyright © 2012 Bản quyền thuộc về Tu Đạo Unna Germany
      Liên hệ: tudaode@yahoo.com, thienan_videostudio@yahoo.com
      Mở Chat Box
      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang
      Free forum | rpg diễn đàn | Các trường học, Cao đẳng, Magic | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất